Phân tích bài thơ Bài ca yêu đời
Phân tích Bài thơ yêu đời của Nguyễn Hữu Bào
Bài thơ yêu đời là một bài thơ hay, tiêu biểu cho phong cách thơ ca của Nguyễn Hữu Bào. Bài thơ đã thể hiện niềm yêu đời mãnh liệt, tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích Bài thơ yêu đời cùng với bài văn mẫu phân tích khổ 1 Bài thơ yêu đời hay và ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý phân tích Bài thơ yêu đời
I. Giới thiệu chung:
Tác giả: Nguyễn Hữu Bào (1926 - 1998) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Ông được biết đến với nhiều tác phẩm thơ ca, văn xuôi và kịch cho thiếu nhi.
Tác phẩm: “Bài thơ yêu đời” được sáng tác năm 1958, in trong tập thơ “Lá lẹt” (1962).
II. Phân tích:
1. Nội dung:
Bài thơ thể hiện niềm yêu đời mãnh liệt, tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống của tác giả.
Tác giả đã sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động để miêu tả vẻ đẹp của cuộc sống:
“Trời xanh có bóng mây trắng”
“Đường đi có lá vàng rơi”
“Cây cối trong vườn
“Chim hót líu lo”
Tác giả đã sử dụng các động từ mạnh: “bay”, “chạy”, “múa” để thể hiện niềm vui sướng, hân hoan trước cuộc sống.
Bài thơ thể hiện quan điểm sống tích cực, yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
2. Nghệ thuật:
Thể thơ: 5 chữ
Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi với đời thường
Hình ảnh: sinh động, giàu sức gợi
Nhịp điệu: vui tươi, khỏe khoắn
III. Đánh giá:
“Bài thơ yêu đời” là một bài thơ hay, tiêu biểu cho phong cách thơ ca của Nguyễn Hữu Bào. Bài thơ đã thể hiện niềm yêu đời mãnh liệt, tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống của tác giả.
Dàn ý phân tích khổ 1 Bài thơ yêu đời
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả Nguyễn Hữu Bào+ Trích khổ thơ phân tích
* Thân bài:
- Bức tranh đêm mưa:
+ Thời gian: Đêm : Tối tăm, buồn bã, gọi nhìn cảm giác cô đơn
+ Hình ảnh: Mưa, trăng sao ướt, đường trơn: vạn vật ảm đạm, thê lương
⇒ Nghệ thuật nhân hoá, nhịp điệu độc đáo, tạo nên bức tranh quen thuộc của làng quê
- Bức tranh mặt trời lên:
+Hình ảnh: mặt trời vội vã: Nhân hoá thấy được sự hối hả của nhịp sống đời thường trở về.
Hoa nở, nắng lên, bướm lượn: Vạn vật hân hoan, đùa vui như chưa có khoảnh khắc dữ dội của đêm mưa.
+Âm thanh: Chim hót: Sôi động, tràn đầy sức sống của ngày mới
⇒ Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ đưa ra thông điệp sâu sắc, đáng quý về cuộc sống thấy được tinh thần lạc quan của nhà thơ.
* Kết bài: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ+Liên hệ, mở rộng.
Phân tích khổ 1 Bài thơ yêu đời
Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm “Bài thơ yêu đời” của nhà thơ Nguyễn Hữu Bào đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó qua những hình ảnh thơ vô cùng độc đáo qua những câu thơ:
Đêm qua mưa thật là to
Trăng sao ướt hết tối mò buồn ghê
Sáng nay trời vội trở về
Chiếu muôn tia nắng trên đê trong làng
Bầy chim mừng rỡ hót vang
Vườn hoa trước ngõ bướm vàng nhởn nhơ.
Thơ là cuộc đời của trái tim, trái tim lại hội tụ cả nguồn sống nuôi con người trong nhịp thở từng ngày với đất trời, thế nên phải chăng thơ ca tự biết bao đời nay luôn mang sứ mệnh đặc biệt khiến ta không chỉ tồn tại ở dạng thức thông thường như bao loài vật nhỏ bé trong vũ trụ bạt ngàn, xanh tươi, mà hơn hết nó còn giúp tâm hồn con người sống một cách trọn vẹn giữa nhân gian với biết bao cảm xúc đan xen, hoà quện? Nếu đúng vậy, thì nhà thơ tựa một kiến trúc sư hàng ngày kiến tạo cuộc sống của bạn đọc qua hàng loạt ngôn từ đã được gọt giũa, tỉ mỉ, chọn lọc cất lên trong tâm hồn mình một cách vô cùng thiêng liêng, cao quý. Chẳng vậy mà, khi đọc những tiếng thơ nhẹ nhàng, bồng bềnh trong lời hát của Nguyễn Hữu Bào ta không chỉ thấy rõ đủ đầy tâm tư, tình cảm của thi sĩ hơn thế còn lâng lâng cảm xúc của mình trong dư vị thật ngọt ngào:
Đêm qua mưa thật là to
Trăng sao ướt hết tối mò buồn ghê
Sáng nay trời vội trở về
Chiếu muôn tia nắng trên đê trong làng
Bầy chim mừng rỡ hót vang
Vườn hoa trước ngõ bướm vàng nhởn nhơ.
Cánh cửa thi ca khẽ mở ra là khi ta bước vào thế giới bao la, say đắm vô cùng, hân hoan vô tận theo bước chân tác giả ngao du khắp nơi từ khoảnh khắc “đêm qua” đầy tăm tối lại buồn bã trong tiếng “mưa” rơi vang lên “thật to” xuyên qua không gian chạm vào tận lòng ta ào ào, dữ dội, đáng sợ biết bao. Có lẽ, với trái tim nhạy cảm trước sự sống, ánh mắt xanh non biêng biếc của đứa trẻ say mình cùng vạn vật, nhà thơ đã rung động thật tha thiết trước màn đêm huyền bí, trong khung cảnh “tối mò”, dò dẫn, cúi mình thật lâu tìm ánh sáng trên con đường quê mịt mờ, thăm thẳm, bao la bủa vây mà đến ngay cả “trăng sao” cũng “ướt hết” một hột sáng mong manh không còn, chẳng thể soi đường ta đi. Nhịp thơ thật đặc biệt, kết hợp cùng biện pháp nhân hoá khiến bạn đọc chìm đắm trong âm hưởng da diết, thân thương, vô cùng đáng yêu, gần gũi “trăng” và “sao” ngấm giọt mưa long lanh, lạnh gía che mờ vầng sáng để người chẳng thấy rõ đường khiến cảnh tan tác dần mà trở lên ảm đạm nơi màn mưa. Để rồi, ta chỉ còn thấy vang lên giữa không gian của bài thơ âm điệu trách cứ nhẹ nhàng, man mát sau tiếng thở dài “buồn ghê” cũng khẽ thấm vào lòng ta cảm giác lành lạnh, cô đơn của bầu trời sau cơn mưa rào như trút nước ấy. Đến đây, chẳng phải chỉ nhờ những ngôn từ nhỏ bé, cất lên giữa không gian của làng quê yên bình ta bỗng chốc bước chân vào tâm hồn thi nhân mà cảm nhận rõ tình cảm tha thiết, mãnh liệt trước vạn vật hay sao? Thế nhưng, cái hay của câu thơ không chỉ ở nét tâm trạng có phần nũng nịu, hờn giận vô cùng đáng yêu mà sâu trong đó còn khiến người đọc rung rinh, bồng bềnh theo từng tiếng cười trong trẻo đầy lạc quan nơi bức tranh bình minh tươi mới khi “sáng nay” vạn vật thức dậy đã thấy “trời” tất tả, hối hả mà “vội” vã “trở về” cùng nhân gian làm khung cảnh thiên nhiên khoác lên màu áo rực rỡ, lung linh. Từ đó, kéo theo vạn vật thay sắc đổi màu cùng nhau hoan ca đắm say, ngọt ngào vào khoảnh khắc “muôn tia nắng” nhảy múa cười tươi e lệ nép “trên đê trong làng”, rộn rã “Bầy chim” giật mình bỗng cất tiếng “mừng rỡ hót vang”, để rồi kéo theo hoa lá cũng rộn ràng nghiêng mình khoa sắc mời gọi “bướm vàng nhởn nhơ”. Phải chăng, vạn vật đổi thay không chỉ vì khung cảnh bình minh rực sáng, le lói sau rặng tre, dãy núi mà ắt hẳn do lòng người hân hoan, mê say đúng như cảm nhận mong manh, tha thiết mà Nguyễn Du đã từng nói:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Thế nên, bức tranh thiên nhiên được tác giả khắc hoạ với những đường nét tinh tế sống động giờ đây tràn ngập hạnh phúc qua biện pháp nhân hoá, liệt kê kết hợp với cảm nhận tinh tế trong việc huy động tất cả các giác quan cùng tụ hội, gom góp mở ra cánh cửa thiên nhiên vô cùng tươi trong, rạng rỡ như chính lòng người đang hân hoan, mê say vậy. Bởi thế, mỗi áng thơ là một dòng thác chảy nhẹ nhàng, len lỏi vào từng ngách nhỏ trong tim ta ấm nồng những giá trị nhân văn cao đẹp của đời, nếu đúng như thế, thì tác phẩm “Bài thơ yêu đời” của nhà thơ Nguyễn Hữu Bào sẽ mãi là một suối nguồn thiêng liêng, cao lớn được lưu lại mãi mãi trong lòng người đọc bao thế hệ và sống cùng dòng văn học Việt Nam muôn đời mà ta không thể nào quên trong hành trình cuộc đời chính mình để ta ngộ ra rằng bóng tối trần gian có bao nhiêu, mưa rền rã, ủi mị ra sao thì nếu ta an nhiên, bình tĩnh sống trời sẽ lên, nắng sẽ về như đúng câu nói mà Bác đã từng gửi lại cho chúng ta còn mãi đến tận ngày hôm nay:
Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Vịt Cute
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con của Nguyễn Đăng Tấn
Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 18
Top 9 bài phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương siêu hay
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ 8 chữ Chiều xuân
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt trong bài thơ Tiếng Việt
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ 8 chữ Nhớ con sông quê hương
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
(2 đề có đáp án) Đọc hiểu Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào
-
Nguyên nhân sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
-
Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
-
Nghị luận về vấn đề cần giải quyết ứng xử như thế nào trước những lời khuyên của người lớn tuổi
-
(Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích truyện ngắn Củ khoai nướng
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Phân tích truyện Những dòng chữ diệu kỳ
-
Phân tích bài thơ Đất nước tôi Tạ Hữu Yên
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
-
Đọc hiểu Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng

Bài viết hay Lớp 9
Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng
Top 9 bài kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16
So sánh hình ảnh trăng trong các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9 file word