Mẫu đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Mẫu đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì? Mẫu bản đề cương báo cáo gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Mẫu bản đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Định nghĩa mẫu đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Mẫu đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là mẫu bản đề cương được lập ra để lên đề cương báo cáo về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mẫu nêu rõ nội dung đề cương, thông tin báo cáo...
2. Mẫu đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
CƠ QUAN1 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/BC-….2 | ……..3, ngày …. tháng …. năm …. |
BÁO CÁO
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ....4
Thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ….5, ....6 báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH7
1.1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật
Nêu rõ tên, hình thức văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành: Công văn, Quyết định, Kế hoạch, Quy chế....
1.2. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền nhằm triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
- Việc xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ trong việc triển khai thi hành và áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính
- Nêu rõ các hình thức tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn: Hội thảo, hội nghị, đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, biên soạn tài liệu, sách, sổ tay về xử lý vi phạm hành chính....
- Nêu rõ số lượng tin, bài; tài liệu; sách; sổ tay; cuộc hội thảo, hội nghị; số người/ lượt người được tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn....
1.4. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch kiểm tra; tổng số cuộc kiểm tra, kiểm tra liên ngành đã được tiến hành; kết quả của việc kiểm tra, kiểm tra liên ngành.
- Công tác thanh tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Nêu rõ việc có hay không ban hành kế hoạch thanh tra; tổng số cuộc thanh tra đã được tiến hành; kết quả của việc thanh tra, phối hợp thanh tra.
II. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1. Tình hình vi phạm hành chính
Nhận xét, đánh giá chung, khái quát tình hình vi phạm hành chính; tình hình áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực/địa bàn quản lý.
2.2. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính
So sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau: Tổng số vụ vi phạm; tổng số đối tượng bị xử phạt; tình hình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tổng số tiền phạt thu được và tổng số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu,....
2.3. Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
So sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước đối với các số liệu sau: Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; số lượng người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế quản lý tại gia đình; tình hình tổ chức thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính;....
III. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ8
(Từ thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong kỳ báo cáo, ....9 đưa ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính).
3.1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định pháp luật
3.1.1. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
3.1.2. Khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
3.2. Khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành
3.2.1. Về các điều kiện bảo đảm thi hành Luật
3.2.1.1. Kinh phí; cơ sở vật chất, kỹ thuật
3.2.1.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự
3.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
3.2.3. Việc phối hợp giữa các ngành, cơ quan chức năng trong xử lý vi phạm hành chính
3.2.4. Về việc báo cáo, thống kê
3.2.5. Về công tác kiểm tra, thanh tra
3.2.6. Những khó khăn, vướng mắc khác
3.3. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc
3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
3.3.2. Nguyên nhân khách quan
3.4. Đề xuất, kiến nghị
(Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử lý vi phạm hành chính, ....10 đưa ra những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa các vi phạm hành chính).
Trên đây là báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính …………….11, xin gửi …………...12./.
Nơi nhận: | ……………………………14 |
1 Tên của cơ quan lập báo cáo.
2 Chữ viết tắt tên của cơ quan lập báo cáo.
3 Địa danh ghi theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
4 Thời gian thực hiện báo cáo định kỳ (06 tháng hoặc năm).
5 Thời gian thực hiện báo cáo định kỳ (06 tháng hoặc năm).
6 Tên của cơ quan lập báo cáo.
7 Đối với báo cáo định kỳ 06 tháng thì không phải báo cáo nội dung này.
8 Đối với báo cáo định kỳ 06 tháng thì không phải báo cáo nội dung này.
9 Tên của cơ quan lập báo cáo.
10 Tên của cơ quan lập báo cáo.
11 Thời gian thực hiện báo cáo định kỳ (06 tháng hoặc hàng năm).
12 Tên của cơ quan nhận báo cáo.
13 Tên của cơ quan nhận báo cáo.
14 Quyền hạn và chức vụ của người ký báo cáo.
Mẫu đề cương báo cáo - Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài viết hay Biểu mẫu trực tuyến
Mẫu tờ trình đề nghị xét khen thưởng
Mẫu thông tin về các đoàn đánh giá ngoài
Mẫu sổ theo dõi báo nhàu nát, rách, mất hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
Mẫu số 03a/KTHS: Quyết định bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự
Mẫu số 03C-CK/TSPVCTQL: Công khai tình hình quản lý, sử dụng ô tô và TSCĐ
Biểu 07/KHCN-DN: Doanh nghiệp và thị trường khoa học và công nghệ
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến