Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc

Viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc là một phần nhỏ nhưng lại khá quan trọng bởi đây là mục được các nhà tuyển dụng xem và đưa ra đánh giá về ứng viên, bài viết dưới đây sẽ hướng dân viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc một cách đúng cũng như giải thích các lỗi sai mà bạn có thể gặp phải khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc ấn tượng

Mục tiêu nghề nghiệp chính là đoạn giúp được nhà tuyển dụng biết được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của các ứng viên khi ứng tuyển vào công ty nên việc mô tả mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, dễ hiểu cũng như đánh đúng vào những gì mà nhà tuyển dụng đang cần.

Trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng tạo ra ấn tượng cho nhà tuyển dụng, vậy viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào để nhà đầu tư có thiện cảm với bạn.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp chỉ cần viết một đoạn ngắn gọn trong khoảng 200 chữ.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp cần hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp, công ty tuyển dụng đó. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được, bạn hoàn toàn xứng đáng với vị trí mà họ đang tuyển: bạn muốn gì trong thời gian tới, điều bạn đang hướng tới.

- Chỉ ra được công việc mà bạn muốn thực hiện và theo đuổi.

Những Lỗi Thường Gặp Khiến Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Của Bạn Phản Tác Dụng

1. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Cho Mọi Vị Trí

Với những CV xin việc viết mục tiêu nghề nghiệp là phát triển bản thân hay viết muốn đóng góp cho công ty, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá CV xin việc đó thấp bởi họ chưa nhìn thấy điều gì ở bạn và không biết được khả năng làm việc của bạn.

2. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Chỉ Đề Cập Tới Bạn

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ đề cập tới bạn là lỗi thường gặp ở các ứng viên khi viết CV xin việc. Bởi việc bạn chỉ viết mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà không đặt lợi ích của công ty lên trên thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy không liên quan đến công ty, doanh nghiệp của họ.

3. Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Xin Việc Không Rõ Ràng

Với mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ chỉ biết được kỹ năng làm việc của bạn mà chưa thấy được bạn có yêu thích công việc đó, muốn làm việc gì khi ở vị trí đó.

Hướng dẫn viết CV xin việc

4. Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Dài Dòng

Bạn biết đấy, nhà tuyển dụng sẽ không dành nhiều thời gian để đọc từng CV ứng tuyển một nên việc viết mục tiêu nghề nghiệp dài dòng trong bản CV sẽ làm cho các nhà tuyển dụng không đọc hết và không biết bạn mong muốn cái gì, đôi khi, mục tiêu dài dòng còn gây ra cảm giác ức chế.

5. Mục Tiêu Nghề Nghiệp Không Nhấn Mạnh Đến Việc Tạo Ra Lợi Ích, Giá Trị Cho Công Ty

Việc viết mục tiêu nghề nghiệp không nhắc tới việc tạo ra giá trị cho công ty cũng là một trong những lỗi khi viết CV bởi nhà tuyển dụng thường mong muốn nhân viên, ứng viên của họ hiểu được công việc, làm việc để làm sao tạo ra được lợi ích cho công ty đó.

Do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc - CV thì bạn cần đảm bảo có những yếu tố:

- Có mục tiêu nghề nghiệp phù hợp.

- Để cập tới việc tạo ra lợi ích cho công ty.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, rõ ràng

Chẳng hạn như các mục tiêu nghề nghiệp ví dụ dưới đây:

- Viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing: Tôi muốn đa dạng hóa về các kỹ năng Marketing ở mảng Digital Marketing và mục tiêu trong 2 năm tới của tôi là trở thành chuyên gia chạy quảng cáo, giúp công ty có doanh thu tốt.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp Nhân sự: Tôi mong muốn phát huy khả năng ở mảng tuyển dụng và trong 2 năm tới, tôi sẽ trở thành trưởng phòng tuyển dụng giúp công ty có đội ngũ nhân sự mạnh, phát triển.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng: Tôi muốn được làm việc trong môi trường có nhiều thử thách để giúp tôi hoàn thiện kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, có thu nhập tốt hơn cũng như mang lại lợi nhuận cho công ty.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.480
0 Bình luận
Sắp xếp theo