Sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó

Sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó. Luật Giáo dục là văn bản chiều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến giáo dục nước ta hiện nay. Vậy những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục là văn bản nào? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

Luật giáo dục 2019 là luật cụ thể được ban hành nhằm quy định về hệ thống giáo dục nước ta, các trường giáo dục, về giáo viên, về người học.

Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục là những văn bản quy định chi tiết về những nội dung được quy định trong Luật Giáo dục, bởi thế những văn bản hướng dẫn được quy định căn cứ dựa trên những quy định đã được ban hành.

1. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục như sau:

Sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó

2. Cụ thể một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó

2.1. Nghị định 24/2021/NĐ-CP Quy định về việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập

Văn bản này được ban hành vào ngày 23/3/2021 và có hiệu lực từ 15/5/2021.

Văn bản quy định cụ thể những nội dung việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập,

Bao gồm: quản lý các hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục.

Cụ thể tại điều 9 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục:

Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục

1. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động tham gia xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; trình Hội đồng trường phê duyệt các kế hoạch trước khi tổ chức thực hiện.

2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm đúng mục đích, công bằng, công khai, minh bạch.

3. Tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động tham gia đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.

4. Công khai mục tiêu chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả tuyển sinh, kết quả giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2.2. Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học viên chương trình xoá mù chữ

Thông tư này được ban hành vào ngày 12/7/2022 và có hiệu lực kể từ 27/8/2022.

Cụ thể thông tư quy định về đánh giá học viên học chương trình xoá mù chữ, bao gồm các hoạt động: tổ chức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá và tổ chức thực hiện.

Thông tư này áp dụng đối với trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an và cơ sở giáo dục khác được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình xoá mù chữ.

Cụ thể quy định đánh giá định kỳ với học viên chương trình xoá mù chữ tại điều 7 như sau:

Điều 7. Đánh giá định kì

1. Đánh giá định kì về nội dung học tập các môn học

a) Bài kiểm tra định kì

- Trong mỗi kì học, mỗi môn học có 04 (bốn) bài kiểm tra định kì tại các thời điểm phù hợp với tiến độ thực hiện chương trình, trong đó có 03 (ba) bài kiểm tra trong kì học và 01 (một) bài kiểm tra cuối kì học. Điểm kiểm tra cuối kì học được tính hệ số 2, các điểm kiểm tra trong kì học được tính hệ số 1;

- Đề kiểm tra của mỗi môn học được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của mỗi môn học được quy định trong Chương trình xóa mù chữ. Không thực hiện đánh giá định kì đối với cụm chuyên đề học tập;

- Đối với môn Tiếng Việt và môn Toán thời gian làm bài kiểm tra định kì là 70 phút. Đối với các môn học còn lại thời gian làm bài kiểm tra định kì là 35 phút;

- Bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm 10. Điểm kiểm tra là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số;

- Học viên thiếu bài kiểm tra định kì thì được kiểm tra bù. Việc kiểm tra bù được thực hiện theo từng kì học. Trường hợp học viên không tham gia kiểm tra bù thì được nhận 0 (không) điểm đối với bài kiểm tra đó.

b) Vào cuối các kì học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học để đánh giá học viên đối với từng môn học theo các mức sau:

- Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học;

- Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học;

- Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học.

2. Đánh giá định kì về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào cuối các kì học, giáo viên thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học viên, đánh giá theo các mức sau:

- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ nhưng chưa thường xuyên;

- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 263
0 Bình luận
Sắp xếp theo