Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 24

Tải về

HoaTieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 24 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch có chủ đề quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở giáo dục mầm non.

I. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non

1. Cơ sở khoa học và pháp lý của việc xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

Môi trường giáo dục bao gồm:

  • Môi trường xã hội và môi trường vật chất;
  • Môi trường bên trong và ngoài lớp học.

Như vậy cơ sở để xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn lành mạnh, thân thiện cho trẻ em là những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Những cơ sở này được phân thành môi trường xã hội, môi trường vật chất, môi trường bên trong và bên ngoài lớp học. Khi xây dựng được những cơ sở này hoàn thiện thì việc giáo dục trẻ mới đạt được hiệu quả chăm sóc trẻ.

Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là nhiệm quan quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động yêu thích một cách tích cực và dần tạo nên kiến thức và kỹ năng ở trẻ.

Môi trường cũng cần phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được tham gia, trải nghiệm những hoạt động vui chơi cùng các bạn từ đó giúp các em mạnh dạn, tự tin, năng động, chủ động và cởi mở hơn trong mọi hoạt động xung quanh.

Môi trường giáo dục thân thiện, đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, … trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.

2. Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em trong nhóm, lớp

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đa dạng, phong phú trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Hơn thế nữa, nó còn được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

Tôi đã thực hiện một số biện pháp như:

  • Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa các thành viên (Giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ);
  • Sắp xếp không gian, các góc hoạt động trong lớp hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ;
  • Đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, linh hoạt, kích thích sự phát triển của trẻ;
  • Trang trí môi trường nhóm lớp bằng chính sản phẩm của trẻ;
  • Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ sắp xếp môi trường nhóm lớp gọn gàng, ngăn nắp.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi đã được kết quả như sau:

- Trẻ khỏe mạnh, luôn tự tin, vui vẻ thoải mái khi đến lớp, cảm thấy mình được quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng.

- Trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân trẻ, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt là trẻ chuẩn bị bước vào trường Tiểu học.

- Mỗi ngày đến lớp, các con được nhìn thấy tên, thấy hình ảnh, ngày sinh nhật và các sản phẩm của mình trong lớp,... giúp các con thấy mình thuộc về lớp học/trường học.

- Trẻ luôn tin tưởng rằng “mình có thể làm được”. Bởi trẻ được sống trong môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và các bạn, trẻ sẵn sàng chia sẻ nhu cầu, nguyện vọng của mình với cô giáo, các bạn cùng lớp, hay tự tin giao tiếp với môi trường xung quanh.

- Trẻ đã thiết lập và vun đắp được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp bằng cách tạo cơ hội để trẻ được làm việc theo nhóm, thông qua đó các con học được từ bạn để có thể thử làm những việc mà các con không dám làm trước cả lớp, tự bản thân mỗi trẻ luôn cố gắng nhiều hơn, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, trẻ học còn được một số kĩ năng giao tiếp xã hội để làm việc tốt trong nhóm.

2. Kế hoạch Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ mầm non

PÒNG GD&ĐT TP…

TRƯỜNG MẦM NON ...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /KH-MN…

Phường ..., ngàytháng năm 20

KẾ HOẠCH

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ trong đơn vị từ năm học 20...-20...

Căn cứ Kế hoạch số …/KH- MN..., ngày …/…/20… của Trường Mầm non ... kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 20... - 20...;

Căn cứ công văn số …/PGDĐT ngày … tháng … năm 20… V/v hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ trong các cơ sở GDMN từ năm học 20...-20...

Trường Mầm non ... xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong đơn vị với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em: trẻ được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng, nhân ái và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

- Nhà trường không có bạo lực và thực hiện tốt ứng xử văn hóa. Hỗ trợ và tác động tích cực tới lối sống, nhận thức, hành vi, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

- Tác động tích cực đến nhận thức, hành vi, thái độ của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội đối với công tác GDMN nói chung và việc xây dựng môi trường giáo dục trong đơn vị nói riêng.

II. MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

1. Môi trường vật chất

1.1. Đối với các nhóm, lớp học (trong lớp)

- Đảm bảo diện tích theo quy định.

- Đảm bảo ánh sáng; độ thoáng khí, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

- Tất cả các cửa sổ ở khu vực có trẻ sử dụng phải đảm bảo để hạn chế việc trẻ mở lối ra bên ngoài hoặc được bảo vệ bằng cách khác nhưng không chặn ánh sáng ngoài trời.

- Có hình thức bảo vệ trẻ rơi, ngã từ cao xuống.

- Tất cả cầu thang trẻ em sử dụng hàng ngày phải được trang bị thanh bám với chiều cao thích hợp và vật liệu không trượt.

- Nhiệt độ của tất cả vòi nước ấm mà trẻ có thể tiếp cận được không được cao hơn 40 độ C.

- Khu vực trong lớp và bên ngoài phải được giữ tránh xa khỏi động vật, côn trùng, động vật gặm nhấm hoặc các loại sâu bệnh khác.

- Trong lớp học cần phải được bố trí sao cho không có những điểm gây cản trở cho giáo viên trong quá trình giám sát, di chuyển.

- Tủ, kệ, giá … cần phải được bố trí ổn định chắc chắn để tránh nguy cơ bị lật, đổ.

- Thiết bị được treo, móc cần đảm bảo không làm làm va đập vào người, được cố định chắc chắn tránh rơi xuống phía dưới.

- Các vật sắc, nhọn, phích nước nóng, ổ cắm điện để xa tầm với trẻ em hoặc để vào khu vực có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà trẻ nhận diện được.

- Tất cả các đồ dùng, thiết bị, đồ chơi trong khu vực cho phép trẻ sử dụng thì phải nằm trong tầm với của trẻ.

- Bề mặt sàn phải có độ chống trượt tốt trong mọi điều kiện sử dụng thông thường và dễ vệ sinh.

- Bàn ghế, nệm/chiếu, chăn, gối đủ số lượng cho trẻ trong lớp, kích thước phù hợp với trẻ, sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng (đảm bảo theo Danh mục đồ dùng-đồ chơi-thiết bị tối thiểu và Chương trình GDMN).

- Trẻ dưới 04 tuổi không chơi/sử dụng các đồ chơi hoặc đồ vật có đường kính nhỏ hơn 3cm, đồ vật có bộ phận có thể tháo rời và đường kính nhỏ hơn 3cm, đồ chơi có điểm sắc và cạnh, túi nhựa và vật liệu Styrofoam.

- Có lịch vệ sinh phòng, lớp học hàng ngày. Có lịch vệ sinh, kiểm tra và kịp thời sửa chữa, thay mới các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị.

- Sắp xếp thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, đáp ứng mục đích giáo dục, tận dụng mọi điều kiện phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường.

- Các góc/khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.

- Các góc/khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai; tạo hình; thư viện (sách, tranh truyện); khu vực ghép hình, lắp ráp/xây dựng; khu vực dành cho hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học; hoạt động âm nhạc và có khu vực yên tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.

- Ở những lớp học nhỏ, hẹp, sân hẹp hoặc không có sân, giáo viên có thể linh hoạt chia đôi số trẻ ra để tập, sắp xếp các góc chơi hợp lý, dễ di chuyển, dành khoảng trống trong lớp để tổ chức cho trẻ chơi nhiều hơn với các trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, Cáo và thỏ, Cướp cờ...để góp phần luyện cơ bắp rắn chắc cho chân và giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động chạy.

- Căn cứ vào đặc điểm của lứa tuổi, chương trình tập luyện mà trang bị cho nhóm, lớp mình những dụng cụ, thiết bị phù hợp cho việc thực hiện chương trình và việc tập luyện cho trẻ.

........................

3. Bài thu hoạch Module 24 mầm non theo Thông tư 12

Module 24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non

GIỚI THIỆU

Trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện cho lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi đó trẻ phải được đối xử công bằng, thân thiện, được quan tâm chăm sóc, giáo dục, được bảo vệ và tích cực tham gia vào quá trình học tập.

Vì vậy việc tạo môi trường an toàn, thân thiện trong lớp học mầm non là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Để trẻ có được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” với phương châm “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà còn chính là cuộc sống của trẻ” thì trường mầm non, trước hết, phải tạo ra một môi trường an toàn, thân thiện, đảm bảo các điều kiện vui chơi lành mạnh để các em có thể tham gia tích cực, chủ động vào quá trình phát triển trên 5 lĩnh vực của trẻ.Tận dụng các không gian để tạo môi trường học tập phát huy tính tích cực, kĩ năng cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Sau đây, là hình ảnh về xây dựng môi trường lớp học an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ mẫu giáo lớp 3 tuổi tại Trường Mầm non ............... như sau:

Thiết kế và trang trí môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ trong lớp học

 Bài thu hoạch module 24 mầm non

Sự sáng tạo, thiết kế góc kể chuyện của bé bằng các câu chuyện khác nhau để trẻ được hoạt động theo các chủ đề một cách thiết thực và ý nghĩa

Bài thu hoạch module GVMN 24

Bằng các đồ dùng học tập thông minh vận dụng đồ dùng steam dạy trẻ.

Bài thu hoạch  Module 24 mầm non theo Thông tư 12

Hay tạo môi trường chữ cái trong lớp học.

................

Xem tiếp nội dung tại file tải Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 24

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục đào tạo trong mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
12 38.296
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 24
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm