Thông tư về quy chuẩn quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân số 36/2014/TT-BLĐTBXH
Quy chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân
Thông tư số 36/2014/TT-BLĐTBXH ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân, được bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, xét theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2015.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 36/2014/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỐNG RƠI NGÃ CÁ NHÂN
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
Ký hiệu: QCVN 23:2014/BLĐTBXH.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2015.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Doãn Mậu Diệp
QCVN 23: 2014/BLĐTBXH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỐNG RƠI NGÃ CÁ NHÂN
National technical regulation for Personal fall-arrest systems
Lời nói đầu
QCVN 23:2014/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 36/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2014, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỐNG RƠI NGÃ CÁ NHÂN
National technical regulation for Personal fall-arrest systems
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn, phương pháp thử, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản và sử dụng đối với:
- Dây đỡ cả người được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng gồm hai loại thiết bị hấp thụ năng lượng sau:
- Loại 1 được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân khi lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 1,8 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 4,0 kN.
- Loại 2 được sử dụng trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân được lắp đặt ở khoảng cách rơi tự do được giới hạn tối đa là 4,0 m và nếu xảy ra rơi, xung lực giới hạn tối đa là 6,0 kN. Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Dây cứu sinh tự co, bao gồm cả dây cứu sinh tự co có một thiết bị cứu hoàn chỉnh được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
- Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa được làm từ các vật liệu bằng kim loại được giới hạn để sử dụng cho một người với khối lượng tổng không vượt quá 100 kg.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng đối với từng loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân như đã nêu ở mục 1.1.
1.2.2. Các tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa như sau:
- Dây đỡ cả người là bộ phận của thiết bị đỡ cả người để giữ người ở trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân
- Dây chính là dây buộc dây đỡ cả người được chế tạo để truyền tải, đỡ cơ thể người hoặc làm giảm áp lực lên người trong quá trình rơi và sau khi sự rơi kết thúc.
- Dây phụ là dây được thiết kế cùng với dây đỡ cả người, không phải dây chính.
- Khóa phanh là phụ kiện gồm hai phần được thiết kế để dễ dàng đeo và tháo dây đỡ cả người.
- Khóa điều chỉnh là phụ kiện được thiết kế để dễ dàng kéo dài và thu ngắn dây, điều chỉnh theo kích thước và hình dáng khác nhau của cơ thể người.
- Chi tiết liên kết chống rơi ngã là phụ kiện bắt buộc, được thiết kế như điểm liên kết để kết nối với hệ thống chống rơi ngã.
- Chi tiết liên kết tại vị trí làm việc là phụ kiện bắt buộc, được thiết kế riêng như điểm liên kết để kết nối với hệ thống tại vị trí làm việc.
- Chi tiết liên kết điều khiển lên / xuống là phụ kiện không bắt buộc, được thiết kế riêng như điểm liên kết để kết nối với hệ thống điều khiển lên/ xuống.
- Chi tiết liên kết dẫn trong không gian hạn chế là phụ kiện không bắt buộc, được thiết kế riêng như điểm liên kết nối với hệ thống dẫn trong không gian hạn chế.
- Đĩa đóng là đĩa được cắt rãnh cho phép những dây riêng rẽ giao nhau và được giữ không bị quấn vào nhau tại vị trí đó.
- Hãm dây là chi tiết hãm mà khi vào dây, thu gọn lại phần chiều dài thừa của dây sau khi điều chỉnh.
- Miếng đệm là phần đỡ được lắp thêm với dây chính, làm gia tăng cục bộ chiều dày và chiều rộng của dây.
- Giá đỡ ở phía sau tại vị trí làm việc là giá đỡ phía sau cứng hoặc nửa cứng có thể kết hợp với dây đỡ cả người.
- Móc treo dụng cụ là bộ phận thường được lắp đồng bộ với dây thắt lưng của dây đỡ cả người được dùng để gắn tạm các dụng cụ với dây đỡ trong khi làm việc.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Đối với từng loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật sau:
2.1. Dây đỡ cả người phải đạt được các yêu cầu theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333-1) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây đỡ cả người.
2.2. Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4, được thử nghiệm theo quy định tại mục 5 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 6 của TCVN 7802-2:2007 (ISO 10333-2) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.
2.3. Dây cứu sinh tự co phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại mục 4 và mục 5, được thử nghiệm theo quy định tại mục 6 và được ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, sử dụng theo mục 7 của TCVN 7802- 3:2007 (ISO 10333-3) Hệ thống chống rơi ngã cá nhân - Dây cứu sinh tự co.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Đối với các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân sản xuất trong nước
3.1.1. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nhập khẩu
3.2.1. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.
3.3. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân lưu thông trên thị trường
3.3.1. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy, ghi nhãn theo quy định.
3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
3.4. Quản lý Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân trong quá trình sử dụng
3.4.1. Các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân phải được bảo quản và sử dụng theo các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân đúng mục đích, theo đúng chức năng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy cho các loại dây, thiết bị và các bộ phận trong hệ thống chống rơi ngã cá nhân.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phố hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này trên địa bàn quản lý.
5.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.
- Chia sẻ:Phạm Thu Hương
- Ngày:
Thông tư về quy chuẩn quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân số 36/2014/TT-BLĐTBXH
233 KB 17/06/2015 3:10:00 CHTải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
-
Luật công an nhân dân số 73/2014/QH13
-
Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII
-
Luật thú y 2025 số 79/2015/QH13
-
Nghị định số 63/2014/NĐ
-
Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe
-
Thông tư 14/2024/TT-BCT Quy định chế độ báo cáo định kỳ về cụm công nghiệp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lĩnh vực khác
Thông tư số 15/2012/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây dẫn tín hiệu nổ
Quyết định về quy hoạch mạng lưới các viện nghiên cứu công nghệ sinh học đến năm 2025 số 1670/QĐ-TTg
Thông tư số 123/2011/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, khai thác phần mềm quản lý đăng ký tài sản Nhà nước
Quyết định số 44/2011/QĐ-TTG ban hành danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ
Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH
Quyết định số 1880/QĐ-TTG
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác