Quyết định số 147/2008/QĐ-TTG
Nghị định số 147/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------------ Số: 147/2008/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia
đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Tạo chuyển biến căn bản trong việc kiện toàn năng lực các cơ quan quản lý Nhà nước hướng tới các mục tiêu:
1. Thực thi toàn diện Hiệp định SPS như cam kết khi ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới;
2. Giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa những lợi thế khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm của Việt Nam;
3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thông qua việc cung cấp các sản phẩm nông sản thực phẩm có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm bởi hóa chất và vi sinh vật gây hại;
4. Đẩy mạnh hơn nữa thương mại hóa các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản, thực phẩm chế biến, tăng cường năng lực cạnh tranh và xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế;
5. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong nước không bị dịch sâu hại và dịch bệnh xâm nhập qua các sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên động thực vật của Việt Nam.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Nội dung thực thi các cam kết Hiệp định WTO/SPS
a) Tăng cường thể chế
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế: sửa đổi, xây dựng mới và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện;
- Xây dựng các quy định kỹ thuật về thực hành trồng trọt tốt, chăn nuôi tốt và nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế đảm bảo an toàn trong chuỗi thực phẩm;
- Xây dựng quy định kỹ thuật về phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản) theo đúng tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế đảm bảo vệ sinh và an toàn trong sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản;
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các quy định kỹ thuật về an toàn sinh học trong sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, trong trồng trọt và chăn nuôi;
- Xây dựng quy chế điều phối giữa các cấp, các ngành trong điều tra, thông báo và phối hợp phòng trừ dịch bệnh trên động vật và thực vật dựa trên nguyên tắc giám sát chủ động;
- Xã hội hóa công tác thú y và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Hoàn thiện về tổ chức và quy định trong việc thanh tra, kiểm tra và cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm với các mặt hàng nông lâm và thủy sản, các mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến.
b) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác SPS
- Xây dựng Kế hoạch phát triển nhân lực có trình độ khoa học và kỹ năng đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thanh kiểm tra, giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;
- Tăng cường năng lực cho cán bộ Văn phòng hỏi đáp SPS quốc gia và các điểm hỗ trợ kỹ thuật đặt tại các Bộ, ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu trong nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin về SPS;
- Đào tạo các cán bộ có trình độ và ngoại ngữ chuyên trách cho từng lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật kỹ năng trong giải quyết các vấn đề SPS liên quan tới thương mại;
- Tăng cường năng lực các cán bộ trong phân tích nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh trên động thực vật, trong chuẩn đoán, kiểm tra và giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh và dịch bệnh hại.
c) Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền
- Phổ biến nội dung hiệp định SPS, tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định của Hiệp định trong thương mại tới tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và đặc biệt là tới các hiệp hội, các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất;
- Phổ biến nâng cao nhận thức cho các đơn vị, doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm các tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu khi vi phạm các quy định về SPS;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về SPS của Việt Nam và các nước là đối tác thương mại, bổ sung và cập nhật các thông tin cho Cổng thông tin điện tử SPS Việt Nam, in ấn tài liệu hướng dẫn sử dụng;
- Phổ biến, tập huấn nâng cao năng lực cho kỹ thuật viên, nông dân điển hình áp dụng phương thức sản suất nông nghiệp tốt (GAPs), chăn nuôi tốt (GAHP) và phương thức nuôi trồng thủy sản tốt (GFPs), thực hành sản xuất tốt (GMP) và phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát tại các khâu then chốt trong quá trình chế biến (HACCP), các kỹ năng xác định dịch hại và các biện pháp chủ đạo trong việc phòng chống dịch hại về thú y, thủy sản và bảo vệ thực vật (tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, biên tập và in ấn tài liệu kỹ thuật, thiết lập hệ thống thông tin trực tuyến tuyên truyền, xây dựng các đĩa CD cơ sở dữ liệu về phương pháp điều tra, nhận dạng, các đặc điểm sinh học sinh thái cơ bản của dịch hại và các phương pháp phòng trừ);
- Phổ biến kiến thức cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm các công nghệ về chế biến và bảo quản nông lâm sản và thủy sản sau thu hoạch đảm bảo thực phẩm an toàn;
- Thiết lập, ứng dụng và khai thác mạng lưới thông tin tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng trừ dịch bệnh trên động thực vật.
d) Mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông, lâm và thủy sản
- Nghiên cứu thị trường và quy định kỹ thuật của các nước nhằm tăng tỷ lệ chế biến và giá trị các sản phẩm nông lâm và thủy sản, các sản phẩm thực phẩm tươi sống và chế biến xuất khẩu;
- Xây dựng chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại phù hợp với quy định của WTO (Hiệp định Nông nghiệp - AoA);
- Phổ biến nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trong việc thực thi các cam kết Hiệp định SPS, việc tuân thủ các quy định về SPS của các nước là đối tác thương mại và phương thức giải quyết các vấn đề thương mại liên quan đến SPS;
- Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng tổng hợp đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu theo đúng quy trình kỹ thuật được quốc tế công nhận (GLOBAL GAP, công bằng thương mại và các tiêu chuẩn chứng nhận tư được quốc tế công nhận).
2. Giải pháp thực hiện các nghĩa vụ Hiệp định WTO/SPS
a) Đảm bảo tính khoa học
- Xây dựng các hệ thống giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và các dịch bệnh truyền qua thực phẩm. Dự tính, dự báo khả năng ô nhiễm đối với các nhóm thực phẩm chính theo từng giai đoạn trong năm. Củng cố hệ thống thông tin tuyên truyền và báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;
- Xây dựng hệ thống quốc gia cảnh báo nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm và kết nối với hệ thống cảnh báo nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng châu Âu (EU);
- Xây dựng mạng lưới và triển khai chương trình quốc gia dự tính dự báo sâu hại và dịch bệnh trên động thực vật và đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp giúp giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất dựa trên điều kiện sinh thái và địa lý, ưu tiên một số cây trồng và vật nuôi chủ đạo;
- Xây dựng chương trình ngăn chặn sự xâm nhập của các loài vi rút gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), hội chứng Taura (TSV) và vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (NHPB) trên tôm và loại trừ tận gốc bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV) trên tôm và đốm đỏ trên cá da trơn;
- Tiến hành phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại trên các sản phẩm nông sản và thực phẩm nhập khẩu, giống cây trồng và vật nuôi, nguy cơ ô nhiễm đối với nguyên liệu phục vụ chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp SPS phù hợp;
- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ trong chuẩn đoán, thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, trong phân tích và chuẩn đoán dịch bệnh trên động thực vật, tăng cường năng lực trang thiết bị và cán bộ cho các trạm kiểm dịch động thực vật vùng, cảng biển, cảng hàng không và tại các cửa khẩu;
- Nghiên cứu giải pháp xử lý sau thu hoạch các loại rau và hoa quả trước khi xuất khẩu phù hợp với các quy định Hiệp định SPS.
b) Xây dựng và hài hòa các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của Việt Nam với tiêu chuẩn của CODEX, OIE và IPPC.
- Rà soát, sửa đổi và ban hành các tiêu chuẩn thực phẩm theo tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của CODEX. Xác định các nguồn lực chủ động tham gia các hoạt động của Ủy ban CODEX;
- Rà soát, sửa đổi và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về kiểm dịch động vật (trên cạn và dưới nước) phù hợp với tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của CODEX và OIE. Xác định các nguồn lực chủ động tham gia các hoạt động của Ủy ban CODEX và OIE;
- Rà soát, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về kiểm dịch thực vật phù hợp với tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của IPPC. Xác định các nguồn lực chủ động tham gia các hoạt động của IPPC;
- Xây dựng đề án ”Một tiêu chuẩn” cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
c) Đảm bảo tính tương đương
- Đánh giá hiện trạng, nâng cấp và xây dựng các phòng kiểm nghiệm trọng điểm ngành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025. Các Bộ đề xuất các dự án xây dựng và nâng cấp phòng kiểm nghiệm chuyên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Xây dựng quy chế đánh giá và công nhận sự tương đương về các biện pháp SPS của Việt Nam với các nước thành viên WTO trong khu vực và thế giới;
- Đàm phán, xây dựng các thỏa thuận song phương trong việc thanh kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các tổ chức trong nước và nước ngoài trong việc thanh kiểm tra và chứng nhận tiêu chuẩn VSATTP;
- Triển khai áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAPs), chăn nuôi tốt (GAHP) và phương thức nuôi trồng thủy sản tốt (GFPs), thực hành sản xuất tốt (GMP) và phân tích nguy cơ và kiểm soát tại các khâu then chốt trong quá trình chế biến (HACCP), tất cả đảm bảo dựa trên nguyên tắc quản lý chất lượng từ trang trại tới bàn ăn;
- Chia sẻ:Vũ Thị Chang
- Ngày:
Quyết định số 147/2008/QĐ-TTG
112 KBGợi ý cho bạn
-
Thông tư 23/2018/TT-BYT
-
Quyết định 3451/QĐ-BYT 2022 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em
-
Thông tư 15/2023/TT-BYT giá tối đa và chi phí xác định một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn
-
Thông tư 30/2024/TT-BYT về gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện
-
Thông tư 15/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT
-
Quyết định 2248/QĐ-BYT 2023 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng mạch vành mạn
-
Thông tư 37/2023/TT-BQP quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quân y
-
Thông tư 39/2024/TT-BYT về điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật y tế
-
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày 2024
-
Tải Thông tư 22/2023/TT-BYT giá khám bệnh, chữa bệnh BHYT bệnh viện cùng hạng file DOC, PDF
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Mức xử phạt vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
Công văn 1989/BHXH-QLT thu hồi và gia hạn thẻ BHYT
Thông tư 53/2015/TT-BYT về điều kiện cơ sở vật chất tổ chức giám tư pháp công lập lĩnh vực pháp y
Quyết định 2601/QĐ-BYT 2019
Luật phòng chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14
Tải Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác