Giáo án Học thông qua chơi lớp 3 (Word, Powerpoint)
Giáo án Học thông qua chơi lớp 3 - HoaTieu.vn xin chia sẻ đến thầy cô mẫu Giáo án áp dụng lồng ghép Học thông qua chơi lớp 3 các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội file word, powerpoint. Với Giáo án Học thông qua chơi khối 3 này sẽ giúp giáo viên tham khảo để có thêm nhiều ý tưởng hay nhằm thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng học thông qua chơi thiết thực và hiệu quả cho học sinh của mình.
Sau đây là nội dung chi tiết giáo án tích hợp học thông qua chơi lớp 3. Mời các bạn tham khảo và tải về sử dụng.
Giáo án áp dụng lồng ghép Học thông qua chơi lớp 3
I. Giáo án tích hợp HTQC lớp 3 file word
1. Giáo án Học thông qua Chơi môn Toán lớp 3
GIÁO ÁN ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người thực hiện:
Môn: Toán
Lớp 3
Tiết 134. PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Thực hiện được trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải được bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ km và m.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Hình thành và phát triển NL tự chủ và tự học, NL hợp tác biết vận dụng được kĩ năng về phép trừ các số trong phạm vi 100 000 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. NL tự học và giải quyết vấn đề
- Tạo cơ hội học tập, trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tu duy và lập luận toán học.
- Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, đoàn kết, tự giác thực hiện được yêu cầu của bài học, có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Đồ dùng:
- GV: Bài giảng điện tử, SGK, hộp quà đựng các câu hỏi ghi sẵn các phép tính, bảng phụ, bảng nhóm, giấy nhớ
- HS: Bảng con, SGK, vở ghi, nháp
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày, động não, chia sẻ nhóm đôi, khăn trải bàn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||
1. Khởi động * Trò chơi “Hộp quà bí mật” + Trong hộp quả là các phép tính Tính nhẩm: 8000 – 3000 ; 200 + 8000 : 2 9000 + 900 + 90 ; 7600 – 300 - Nhận xét, tuyên dương HS nhẩm đúng, nhanh. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 2. Khám phá: HD thực hiện phép trừ 85674 - 58329 = ? - GV nêu phép trừ trên bảng rồi gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện. - Gọi HS đặt tính và tính trên bảng. - Gọi HS nêu lại cách tính rồi cho HS tự viết kết quả của phép trừ. - Gọi HS nhắc lại cách thực hiện - Kết quả của phép chia 85674 - 58329 bằng bao nhiêu? - GV nhận xét + Vậy muốn trừ hai số có năm chữ số ta làm thế nào? - GV kết luận cách trừ, lưu ý cách đặt tính và thực hiện phép tính 3. Luyện tập – Thực hành Bài 1 (157): KT chia sẻ nhóm đôi - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Cho HS thực hiện theo nhóm 2 vào vở nháp - Gọi HS chia sẻ kết quả - Gọi HS nhận xét, tuyên dương - Muốn trừ hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào? Bài 2 (157): - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn - GV đưa bài làm của các nhóm lên bảng để nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét , tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh, chính xác. - Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện tính. Bài 3 (157) - Gọi HS đọc yêu cầu + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS tóm tắt ra nháp và làm bài bào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS - Nhận xét vở của HS, chữa bài. 4. Vận dụng Trò chơi “Chiếc nón kì diệu” - GV giới thiệu hình ảnh chiếc nón kì diệu trên màn hình chiếu. - Luật chơi: Từng HS sẽ lên quay chiếc nón. Trên chiếc nón có các phép tính nếu dừng lại ở ô nào HS phải thực hiện, tìm kết quả và ghi vào bảng con. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- Sau mỗi lần chơi, GV công bố kết quả. - Nhận xét tinh thần tham gia của HS. - Tổng kết trò chơi: tuyên dương HS. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Muốn trừ hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào? - GV nhận xét giờ học | - HS tham gia chơi Tính nhẩm và nêu kết quả * Kết quả 5000 ; 4200 ; 9990 ; 7300 + Lớp theo dõi nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe - Ghi bài vào vở - HS đọc phép tính - HS tự nêu cách thực hiện phép trừ (đặt tính rồi tính vào bảng con). - HS thực hiện - chia sẻ với bạn
- HS khác nhận xét, góp ý. - HS nhắc lại cách thực hiện - 85674 - 58329 = 27345 - HS nhận xét.. - HS trả lời - Lắng nghe và nhắc lại - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài theo nhóm 2, 2 nhóm làm bảng phụ 92986 73581 59372 32484 - 65748 - 36029 - 53814 - 9177 27238 37552 5561 23307 - HS nhận xét - HS nêu - 2HS nhắc lại - HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn HS làm bài theo nhóm 4 (làm cá nhân sau đó thống nhất kết quả ghi bài bảng nhóm) 63780 91462 49283 - 18546 - 53406 - 5765 45234 38056 43518 - Các nhóm chia sẻ bài làm - Nhận xét - HS nêu - HS nhắc lại - HS nêu yêu cầu bài tập + Quãng đường dài 25 850m, có 9850m đã trải nhựa. + Còn bao nhiêu ki – lô – mét đường chưa trải nhựa. - HS tóm tắt ra nháp và làm bài bào vở. 1 HS làm bảng phụ. Bài giải Độ dài đoạn đường chưa trải nhựa là: 25850 – 9850 = 16000 (m) 16000 m = 16 km Đáp số: 16 km. - HS nhận xét bài của bạn. - HS quan sát - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi.
- HS nêu: Phép trừ các số trong phạm vi 100000. - HS nêu - HS lắng nghe. - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau |
* Điều chỉnh bổ sung
.........................................................................................................
2. Giáo án Học thông qua Chơi môn Tiếng Việt lớp 3
GIÁO ÁN ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người thực hiện:
Môn: Luyện từ và câu
Lớp 3
Tiết 29. TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO. DẤU PHẨY
I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Kể được tên một sô môn thể thao.
- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. Biết sử dụng dấu câu hợp lí.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Hình thành và phát triển NL tự chủ và tự học, NL hợp tác biết vận dụng được, kĩ năng về dấu phẩy đã học vào giải quyết một số bài tập có liên quan. NL tự học và giải quyết vấn đề
- Tạo cơ hội học tập, trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS thông qua tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép của môn Thể thao
- Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, đoàn kết, tự giác thực hiện được yêu cầu của bài học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nghe.
- Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm, nhân ái
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Đồ dùng
Giáo viên: - Video bài hát Thể dục buổi sáng, Tivi,
- Bảng phụ, bút dạ, giấy nhớ
- Nội dung trò chơi
Học sinh: - Sách giáo khoa, Vở viết
- Vở bài tập Tiếng Việt, bút viết, nháp…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động Khởi động theo bài hát Thể dục buổi sáng GV mở nhạc bài hát Tập đếm + Khi vừa hát và vận động theo bài hát các em cảm thấy thế nào? - KL: Qua bài hát tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao luôn đem lại cho chúng ta sức khoẻ và năng lượng giúp chúng ta thư giãn sau những giờ làm việc hoặc học tập căng thẳng. Vậy ngoài các môn thể thao các em đã biết còn có những môn nào nữa thì bài học hôm nay cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu bài Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy - GV ghi đầu bài lên bảng MRVT: Thể thao. Dấu phẩy 2. Thực hành Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài - Bài học yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập này các em sẽ sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. - Thời gian làm bài bắt đầu - GV quan sát, hỗ trợ HS - Mời các nhóm chia sẻ bài làm của nhóm mình - GV chọn 3 bảng phụ của 3 nhóm gắn lên bảng lớp. - GV yêu cầu đại diện 3 nhóm lên trình bày bài của nhóm mình - GV chiếu 1 số môn thể thao vừa tìm đc cho học sinh quan sát - Giải nghĩa 1 số từ ngữ đó là Chạy việt dã, chạy vũ trang - GV nhận xét, kết luận - Ngoài những môn thể thao mà chúng ta vừa tìm được thì ở trường hay ở địa phương các em còn được tham gia bộ môn nào khác không? - Vậy những môn thể thao đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? GV kết luận: Dù mỗi môn thể có một cách chơi riêng, mỗi người chơi có một sở thích riêng. Nhưng việc rèn luyện thể lực, tinh thần thể trí của con người là điều rất quan trọng, để cho chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần sảng khoái. - Trong thể thao có rất nhiều từ ngữ chỉ kết quả thể thao, sau đây cô cùng các em cùng chuyển sang bài tập số 2 Bài 2 - Yêu cầu học sinh đọc đầu bài - Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu 1 em đọc câu chuyện - GV cho học sinh thời gian suy nghĩ tìm các từ chỉ kết quả thể thao và ghi lại ra nháp - GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Tiếp sức” - GV phổ biến luật chơi và cách chơi như sau: - GV chia lớp thành 3 đội: Đội 1, Đội 2, Đội 3. Đội 1,3 sẽ cử 5 đại diện lên tham gia trò chơi, các bạn sẽ xếp thành 2 hàng dọc và bạn đầu tiên sẽ di chuyển thật nhanh lên ghi từ mình vừa tìm được vào cột của đội mình rồi quay lại chạm tay vào bạn tiếp theo. Các em sẽ thực hiện lần lượt cho đến hết. - Đội 2 sẽ cùng cô làm trọng tài, quan sát xem đội nào nhanh nhất và đúng nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng - GV hô hiệu lệnh cho học sinh: Thời gian chơi là 5 phút 3,2,1 bắt đầu. - GV cùng đội 2 quan sát và cổ vũ cho 2 đội chơi - Sắp hết thời gian GV báo cho 2 đội chơi biết - Thời gian đã hết cô mời các em về vị trí - Mời 1 bạn trong đội trọng tài nhận xét kết quả của 2 đội chơi - GV nhận xét và khen thưởng đội thắng cuộc - GV giải nghiã cho học sinh từ Cao cờ - Qua cậu chuyện này các em thấy a chàng này có phải là người cao cờ k? - Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không? - Qua câu chuyện này chúng ta thấy câu chuyện gây cười ở điểm nào? - GV: anh chàng thật đáng chê, huênh hoang tự nhận cao cờ nhưng đánh cờ lại thua cả ba ván. Đã vậy, anh ta lại cố tình nói tránh để khỏi phải nhận là mình thua. Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì? – Yêu cầu HS đọc nối tiếp ý a,b,c - Cô mời 1 bạn cho cô biết khi đọc câu không có dấu phẩy em cảm thấy thế nào? - Yêu cầu HS làm vào vở bài tập, 1 em làm bảng phụ. - GV quan sát hỗ trợ các bạn còn yếu, chậm - GV yêu cầu 1 bạn nhận xét - GV nhận xét, chữa bài - Yêu cầu học sinh đổi vở bài tập với bạn bên cạnh chữa bài theo đáp án của cô giáo * Kết luận: Như vậy các em thấy là nhiệm vụ của dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận bổ sung ý chỉ mục đích với bộ phận chính của câu 3. Vận dụng - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Ô chữ bí mật” * Cách chơi như sau: Trò chơi có 7 hàng ngang và 1 hàng dọc, sau mỗi một hàng ngang là một gợi ý. Các em hãy lựa chọn 1 hàng ngang mà các em thích sau đó hãy suy nghĩ trong 5 giây và trả lời câu hỏi bằng cách giơ tay. - Đáp án C1: CHẠY VIỆT DÃ C2: SỨC KHOẺ C3: TẬP THỂ DỤC C4: CHIẾN THẮNG C5: HKPĐ C6: NHẢY CAO C7: ĐUA VOI - Sau mỗi lần chơi, GV công bố kết quả. - Nhận xét tinh thần tham gia chơi của HS - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Liên hệ: Như vậy hôm nay chúng ta đã học thêm được một bài học rất bổ ích, qua bài học này sẽ giúp các em hiểu thêm về một số môn thể thao quen thuộc, đặc biệt các em đã được biết thêm về dấu phẩy, cách đặt dấu phẩy đúng trong câu. *. Dặn dò: Về nhà, em hãy tiếp tục tìm hiểu về các môn thể thao, chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe nhưng phải chơi đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời gian nhé. | HS đứng tại chỗ hát, vận động theo nhịp bài hát Thể dục buổi sáng - HS trả lời: Rất vui, khoẻ - HS lắng nghe - Ghi đầu bài vào vở - 2 em đọc lại đầu bài - 1 bạn đọc yêu cầu bài - Bài học yêu cầu chúng ta kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng a. Bóng, b. Chay,... - HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: - HS chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 HS. Trước tiên HS hoạt động cá nhân ra giấy nhớ sau đó sẽ quay lại và thảo luận nhóm. Nhiệm vụ của tổ trưởng là tổng hợp kết của của các bạn trong nhóm viết vào bảng phụ. - Nhóm nào xong sẽ gắn bảng phụ lên bảng lớp. - Đại diện 3 nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình. - Đáp án: - Bóng: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, bóng nước, bóng chày... - Chạy: chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang, chạy tiếp sức, chạy 100m, chạy 200m... - Đua: đua xe đạp, đua thuyền, đua mô tô, đua ngựa, đua voi... - Nhảy: nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, nhay dù, nhảy bao bố.... - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS quan sát hình minh họa về các môn thể thao. - Lắng nghe - HS trả lời - HS nêu - Rèn luyện cho chúng ta sức khỏe - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài - HS nêu - 1 bạn đọc câu chuyện - HS suy nghĩ tìm từ chỉ krrst quả thể thao và ghi lại ra nháp
- Tham gia trò chơi “Tiếp sức” - Cả lớp lắng nghe cách chơi và thực hiện - Đội 1 và đội 3 cử 5 đại diện tham gia trò chơi. 2 đội lên xếp thành 2 hàng học, chờ hiệu lệnh của GV bạn đầu tiên di chuyển thật nhanh lên ghi từ đầu tiên vào cột đội mình sau đó quay lại đập tay vào bạn tiếp theo cứ thế cho đến hết. - Đội 2 làm trọng tài - Nghe hiệu lệnh của GV các đội sẽ bắt đầu chơi. - HS nghe hết thời gian về chỗ ổn định chỗ ngồi - Đáp án từ: được, thua, không ăn, thắng,hòa - 1 bạn nhận xét kết quả của 2 đội và phân đội thắng, thua - Lắng nghe - Lắng nghe - HS trả lời: Không. Anh đánh cờ kém, - không thắng ván nào - Anh chàng đánh cờ ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận là mình thua. - Lắng nghe - 1 em đọc yêu cầu bài - Bài yêu cầu viết các câu vào vở và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp. - HS đọc nối tiếp ý a,b,c - Thấy hơi mệt và chưa rõ nghĩa của câu - HS làm vào VBT, 1 bạn làm bảng phụ. - HS gắn bảng phụ lên bảng Đáp án: a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ. b) Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện. - 1 bạn nhận xét - HS đổi vở chữa bài cho nhau - HS tham gia chơi “ Ô chữ bí mật”
- HS giơ tay chọn hàng ngang mà mình thích, khi nhận được gợi ý thì suy nghĩ và trả lời. Nếu bạn chọn mà không trả lời được thì các bạn khác sẽ có quyền giơ tay trả lời. Các câu hỏi: Câu 1: Có 10 chữ cái. Môn thể thao chạy trên địa hình tự nhiên có nhiều người tham gia nhằm rèn luyện sức bền dẻo Câu 2: Luyện tập thể dục, bồi bổ … là bổn phận của mỗi một người yêu nước” Hồ Chí Minh Tìm từ còn thiếu trong dấu “…”, có 7 chữ cái. Câu 3 : Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân làm gì? (Có 9 chữ cái) Câu 4: Có 10 chữ cái. Khi tham gia thi đấu thể thao ai cũng mong muốn điều này? Câu 5: Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh gọi là gì? (từ gồm 4 tiếng được viết tắt chữ cái đầu mỗi tiếng) Câu 6: Có 7 chữ cái. Môn thể thao đòi hỏi vận động viên phải bật cao để vượt qua một xà ngang. Câu 7: Có 6 chữ cái. Tên một môn thể thao thường diễn ra trong các dịp lễ hội của đồng bào Tây Nguyên. - Lắng nghe - Hiểu thêm về một số môn thể thao quen thuộc, và biết thêm về dấu phẩy. - HS lắng nghe và thực hiện |
* Điều chỉnh bổ sung
3. Giáo án Học thông qua Chơi môn Tự nhiên xã hội lớp 3
GIÁO ÁN ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
Người thực hiện:
Môn: Tự nhiên và Xã hội
Lớp 3
Bài 36: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nêu được tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. Thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện được những hành vi đúng giữ gìn vệ sinh môi trường.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét, chỉa sẻ, vận dụng thực hành giữ vệ sinh môi trường và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Năng lực, phẩm chất:
- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
- Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
*GD BVMT:
- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật
- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Bài giảng điện tử. 06 bộ thẻ “ đúng ” hoặc “sai”. Phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa. Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Khởi động - GV cùng HS hát và vận động theo bài hát “Không xả rác” https://www.youtube.com/watch?v=qrD52QvvP7Q - Bài hát khuyên chúng ta làm gì? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới 2. Khám phá a) Hoạt động 1: Sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với môi trường * Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đôi - Giáo viên chia lớp thành các nhóm 2, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: + Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào? + Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người. *Kết luận:Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. b) Hoạt động 2: Cách xử lí rác thải *Sử dụng kĩ thuật tia chớp cho trò chơi “Nhanh tay – Tinh mắt” - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm - Giáo viên giao 06 bộ thẻ “ đúng ” hoặc “sai” cho 6 nhóm. - Luật chơi: Lớp chia thành 06 nhóm, mỗi nhóm cử ra 1 đại diện cầm sẵn thẻ. Sau khi quan sát hình và nghe giáo viên nêu câu hỏi, nhóm thảo luận nhanh và đưa và trả lời bằng cách đưa thẻ “ đúng ” hoặc “sai”. Đội nào trả lời nhanh và đúng số câu trả lời thì đội đó giành chiến thắng. Thẻ chỉ được đưa lên một lần. Nếu đưa hai lần là phạm quy và không được tính kết quả. Giáo viên sẽ là người trọng tài, quản lớp và kết luận sau khi chơi. - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi + Hình 3: Em thấy gì trong hình? + Hình 4: Người trong hình là ai ? họ đang làm gì? + Hình 5: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của bạn? + Hình 6: Người trong hình đang làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm này? - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc * Liên hệ thực tế: + Tại sao chúng ta không nên vứt rác ở nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?(Thông qua Phiếu học tập)
- Giáo viên nhận xét - Kết luận:Chúng ta nên biết phân loại và xử lí rác thải hợp vệ sinh: một số rác rau, củ, quả,… có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy đã làm giảm thiểu sự lảng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả. - Hãy kể tên một số sản phẩm được tái chế từ rác thải - Giáo viên cho học sinh xem video cách làm một số sản phẩm tái chế - GV cho HS giới thiệu tranh ảnh mà các em sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải. 3. Vận dụng - Kể tên một số việc em đã làm để góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. - Nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà làm các sản phẩm tái chế từ rác | - Học sinh hát và vận động theo bài hát “Không xả rác” - Học sinh nêu: + Bài hát khuyên em dọn vệ sinh cho mái trường luôn đẹp xanh. + Hãy bỏ rác đúng nơi quy định, .... - Mở sách giáo khoa và ghi vở - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. VD: - Rác có mùi rất hôi, thối và rất khó chịu. Khi đi qua em thấy buồn nôn, khó thở và mệt nếu ngửi mùi rác lâu. - Các loài chuột, gián, ruồi, muỗi thường sống ở đống rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Lắng nghe và nhắc lại - Học sinh nhận thẻ - Lắng nghe - Học sinh tham gia trò chơi + Một bạn nhỏ mang rác đổ ra lề đường – việc làm Sai + Cô lao công đang thu gom rác thải – việc làm Đúng + Bạn nữ mang rác đổ vào thùng rác- việc làm Đúng + Chôn rác khi chưa phân loại – việc làm Sai - Nhận xét - Nơi công cộng là nơi mọi người qua lại do đó cần giữ vệ sinh chung để tất cả mọi người được thoải mái, dễ chịu. - Học sinh liên hệ bản thân. - Học sinh làm Phiếu học tập Ví dụ
- Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe và nhắc lại. - Học sinh kể một số sản phẩm được tái chế mà mình biết. - Học sinh xem video và kể tên một số sản phẩm tái chế có trong video. - HS lần lượt giới thiệu tranh ảnh mình sưu tầm được - Học sinh nêu - Học sinh lắng nghe. - Làm một sản phẩm được tái chế từ rác thải. - Thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện |
* Điều chỉnh bổ sung:
II. Giáo án PPT Học thông qua Chơi lớp 3
Giáo án powerpoint Học thông qua Chơi môn Tiếng Việt lớp 3
.............
Giáo án ppt Học thông qua Chơi môn Tiếng Việt lớp 3
.............
Tải Giáo án Học thông qua Chơi lớp 3 về máy để xem đầy đủ nội dung.
Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu có liên quan tại chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn
Tham khảo thêm
Đáp án Mô đun 5 Học thông qua Chơi
Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 5
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 4
Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi
Phân tích đoạn video minh họa áp dụng Học thông qua Chơi
Giáo án Học thông qua chơi lớp 2
Giáo án Học thông qua chơi lớp 1
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Giáo án Học thông qua chơi lớp 3 (Word, Powerpoint)
31/10/2024 2:02:00 CHGợi ý cho bạn
-
(Mới nhất) Giáo án Giáo dục thể chất lớp 3 Kết nối tri thức
-
PowerPoint Tiếng Việt 3 Bài 28: Con đường của bé
-
Giáo án PowerPoint Toán 3 Kết nối tri thức (Đủ 35 tuần)
-
PowerPoint Tiếng Việt 3 Bài 31: Người làm đồ chơi
-
PowerPoint Tiếng Việt 3 Bài 32: Cây bút thần
-
PowerPoint STEM Làm máy chiếu phim
-
Thiết kế bài dạy minh họa Tích hợp giáo dục quyền con người lớp 3
-
Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 3 Cánh Diều Cả năm 2024
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm sinh hoạt dưới cờ lớp 3 năm 2024 (3 bộ sách)
-
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức Đủ Cả năm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 3
Giáo án buổi 2 môn Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2024
Giáo án Tiết đọc thư viện lớp 3 trọn bộ cả năm 2024-2025
Giáo án môn Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức (cả năm)
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 3 Kết nối tri thức Đủ Cả năm
PowerPoint STEM Thực hành với tệp và thư mục trong máy tính
Giáo án PowerPoint Tiếng Việt 3 Cánh Diều Cả năm 2024