Chế trò ngủ gật đọc hiểu
Đọc hiểu văn bản Chế học trò ngủ gật
Bài thơ “Chế học trò ngủ gật’’ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến. Với giọng điệu trào phúng thâm thúy và sâu sắc, tác phẩm là sự phê phán của tác giả đối với thói lười biếng trong học tập. Bài thơ là bức tranh hài hước viết về cuộc sống học đường ở thời kỳ phong kiến, mang đến nhiều màu sắc mới trong phong cách sáng tác thơ của ông. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu văn bản Chế học trò ngủ gật có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Chế học trò ngủ gật tự luận
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chế học trò ngủ gật
Trò trẹt chi bay học cạnh thầy
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi(1) đâu đây la liệt đảo,
Ma men(2) chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y(3)đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.
(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn Học, 2010, tr. 13)
Đọc hiểu Chế học trò ngủ gật:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ?
Câu 2. Đối tượng của tiếng cười trong bài thơ là ai? Giọng điệu nào là chủ đạo của bài thơ?
Câu 3. Chỉ ra các từ láy tượng hình có trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó?
Câu 4. Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?
Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay”
Câu 6. Từ nội dung bài thơ trên, em hãy kể những việc nên làm của học sinh khi đến trường?
Trả lời câu hỏi:
Câu 1:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
- Cách gieo vần: Vần chân và vần cách (thầy, thay, cay, say, ngay)
- Cách ngắt nhịp: Nhịp 4/3
Câu 2:
- Đối tượng tiếng cười trào phúng là: Là những anh học trò ngủ gật.
- Giọng điệu chủ đạo: Hài hước, châm biếm.
Câu 3:
- Từ láy tượng hình: gật gà gật gưỡng, lim dim, la liệt.
- Ý nghĩa:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhấn mạnh hình ảnh đáng cười của những anh học trò ngủ gật.
+ Từ đó làm tăng thêm tính châm biếm, chế giễu…
Câu 4:
Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ:
- Chế giễu cái xấu để học trò nhận ra cái sai của mình mà sửa đổi.
- Phê phán đạo học thời mạt vận.
Câu 5:
- Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ thực:
“Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay”
Đối: giọng khê nồng nặc - mắt lại lim dim; không ra tiếng - nhắp đã cay
- Tác dụng của phép đối:
+ Nhấn mạnh, làm rõ hơn bộ dạng người học trò không chăm lo học hành mà chỉ giỏi ngủ gật.
+ Bộc lộ thái độ không đồng tình, phê phán của nhà thơ đối với những anh học trò thiếu nghiêm túc này - Muốn theo đòi chữ nghĩa mà học hành không đến nơi đến chốn.
+ Tạo giọng điệu trào phúng sâu sắc, tạo tiếng cười hài hước, châm biếm.
Câu 6:
Những việc nên làm của học sinh khi tới trường:
- Chăm ngoan, học tập tốt
- Biết nghe lời ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo
- Tích cực trau dồi những kiến thức mới, rèn luyện tài năng
- Phê phán không đồng tình với những học sinh lười học, ngủ gật trong giờ, nói tục chửi thề; phê phán những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Vịt Cute
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
-
(2 đề) Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ có đáp án
-
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết (có dàn ý)
-
Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 8
-
Cảm nhận bài thơ quê hương của Đỗ Trung Quân siêu hay
-
(Nhiều mẫu) Thảo luận về một vấn đề đời sống tổ chức hợp lí nề nếp sinh hoạt của bản thân
-
Kể về một chuyến đi thăm Lăng Bác lớp 8
-
Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam
-
Bộ đề Ngữ văn 8 sách mới có ma trận, đáp án (60 đề)
-
(Chuẩn) Soạn Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ
-
Đọc hiểu Khi con tu hú có đáp án (nhiều đề)
-
(4 đề) Đọc hiểu Trong lời mẹ hát có đáp án

Bài viết hay Văn mẫu 8
Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?
Cảm nhận bài thơ quê hương của Đỗ Trung Quân siêu hay
Top 5 bài Viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về chi tiết chiếc lá cuối cùng siêu hay
Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?
Nói và nghe Giới thiệu một cuốn sách lớp 8 Cánh Diều
Thực hành tiếng Việt Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu