Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học Nội dung 3
Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục trường Tiểu học là nội dung 3 trong chương trình tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học. Sau đây là Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học Nội dung 3 để các thầy cô tiện tham khảo.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý Tiểu học
Nội dung 3
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tóm tắt Nội dung 3:
Nội dung cơ bản của kế hoạch giáo dục nhà trường; Thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học 2018 phù hợp với với thực tiễn nhà trường và điều kiện của địa phương (Nội dung, quy trình, triển khai, giám sát, cải tiến …)
Yêu cầu cần đạt:
Sau khi hoành thành nội dung 3, học viên có thể:
- Xác định được những nội dung cơ bản của kế hoạch giáo dục nhà trường.
- Trình bày được những yêu cầu mới trong xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục ở trường tiểu học.
- Phân tích được quy trình xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục nhà trường.
- Xây dựng được kế hoạch dạy học, giáo dục trường tiểu học theo yêu cầu triển khai chương trình GDTH 2018.
- Xác định được các nội dung cần triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục ở trường tiểu học.
3.1. Kế hoạch giáo dục nhà trường
3.1.1. Quan niệm về kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
Kế hoạch giáo dục nhà trường được hiểu là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện chương trình giáo dục cấp học, là cách mà một trường triển khai thực hiện chương trình giáo dục quốc gia sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực,… để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra trên cơ sở phân tích bối cảnh của nhà trường. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là quá trình nhà trường cụ thể hóa chương trình giáo dục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình giáo dục quốc gia, mỗi nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hằng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hướng dẫn trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường là quá trình lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên và hướng dẫn việc học tập của học sinh (bao gồm cả các hoạt bao gồm thực hiện các nội dung:
- Xác định học sinh cần gì hoặc muốn học gì; các kiến thức, kỹ năng, năng lực mà người học cần đạt được.
- Xác định hình thức học tập, rèn luyện phù hợp và các điều kiện hỗ trợ việc học tập, rèn luyện.
- Tiến hành dạy học/ giáo dục và đánh giá việc học tập, rèn luyện của học sinh.
- Điều chỉnh kế hoạch giáo dục thường xuyên sao cho phù hợp với nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh.
Do vậy ở đây sử dụng thuật ngữ “xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường” không chỉ là “lập kế hoạch giáo dục” bởi vì “xây dựng” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục trong chương trình giảng dạy để giúp việc học có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của giáo viên, học sinh, nhà trường hay cộng đồng.
3.1.2. Nội dung của kế hoạch giáo dục nhà trường
Trước hết cần khẳng định, bản kế hoạch giáo dục nhà trường là loại hình văn bản chuyên môn nghiệp vụ để triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông quốc gia trong bối cảnh cụ thể của địa phương và các điều kiện thực tế của nhà trường.
Như đã đề cập ở phần quan niệm về kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục của mỗi nhà trường cần đảm bảo phần cứng là quy định về mục tiêu chương trình giáo dục, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và kế hoạch giáo dục cho từng cấp học được quy định tại Chương trình giáo dục tổng thể và mục tiêu chương trình môn học, các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của môn học, nội dung chương trình chung và nội dung chương trình theo lớp của từng môn học được quy định trong Chương trình môn học. Như vậy, mục tiêu giáo dục trên thực tế đã được quy định trong văn bản chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tuy nhiên với bối cảnh và điều kiện cụ thể của từng trường, những mục tiêu này có thể đạt được ở người học ở các cấp độ khác nhau.
Phần “linh hoạt”, “mềm dẻo” trong kế hoạch giáo dục nhà trường chính là cách thức triển khai nội dung chương trình trên thực tế, bao gồm: cấu trúc nội dung (các bài học, chủ đề), trình tự thực hiện nội dung chương trình, hình thức tổ chức, phương pháp và cách thức kiểm tra đánh giá. Nội dung của kế hoạch giáo dục nhà trường tập trung vào cụ thể hóa phần “linh hoạt”, “mềm dẻo” này trong điều kiện cụ thể của từng trường.
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong mục Biểu mẫu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa mới
-
Khung thời gian bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 mới
-
Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa 2024
-
Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1
Bài viết hay Biểu mẫu
4 Mẫu đơn trình báo công an 2024 và cách viết
Mẫu quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại của Bộ Công an
Mẫu số 55a/QĐ-PTHA: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
(6 mẫu) Nghị quyết Đại hội liên đội nhiệm kì 2024-2025
Bản đề nghị tinh giảm biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
Thông báo trúng tuyển dụng