Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT40
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT40 - Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT40 - Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục học sinh THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT35
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT40: Phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục
Năm học: ..............
Họ và tên: .............................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................
Nội dung 1: VAI TRÒ, Ý NGHĨA, VÀ MỤC TIÊU CỦA SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐẺ GIÁO DỤC HỌC SINH THPT
Hoạt động 1: Phân tích vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của sự phối hợp giữa nhà trườngvới các tổ chức xã hội để giáo dục học sinh THPT
Đối với người giáo viên trung học phổ thông
Sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục sẽ giúp cho giáo viên có điểm tựa vững chắc, sự phối hợp tốt là thể hiện tinh thần hợp tác tốt. Trong xã hội hiện đại ngày nay, sự phối hợp cùng nhau có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển bền vững. Nếu biết hợp tác tốt và có ý thức trách nhiệm trong hợp tác thì sự hợp tác đó sẽ đơm hoa kết trái. Sẽ tạo cho giáo viên tự tin hơn, chủ động hơn, từ đó biết đặt ra kế hoạch phối hợp cụ thể. Biết phối hợp tốt tức là thể hiện sự giao lưu tốt giữa người giáo viên với các tổ chức xã hội. chúng ta đều biết giao lưu là một hình thái độc lập và chuyên biệt về tính tích cực của chủ thể, biểu thị một mặt nhất định sự tồn tại và phát triển của con người . Trong giao lưu, năng lực hiểu người khác của mọi người được xây dựng, do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức. Đồng thời trong quá trình giao lưu, con người thỏa mãn nhu cầu về người khác, những nhu cầu về tâm hồn để làm phong phú tâm hồn, những nhu cầu về đạo đức thẩm mĩ, trí tuệ, tâm tình, đồng cảm với người khác. Những mục đích chung, những húng thú chung cũng như tác phong sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động chung tăng thêm hiệu quả
Đối với các tổ chức xã hội
Sự phối hợp này tạo nên sự cảm thông, chia sẻ cho nhau về những khó khăn và những nỗi vất vả của người giáo viên THPT trong quá trình giáo dục học sinh trước bối cảnh hội nhập và hợp tác hiện nay. Khi đã thấu hiểu công việc của người giáo viên thì tùy vào đặc điểm, điều kiện và tính chất của từng tổ chúc xã hội mà quyết định sẽ phối hợp với giáo viên cái gì, phối hợp như thế nào, điều kiện để phối hợp, thời gian phối hợp. Điều quan trọng là phải chỉ ra được trách nhiệm của tùng bên tham gia phối hợp. chỉ cỏ như vậy mới tạo nên sự thống nhất và sức manh của sự phối hợp này. Phát huy được thế manh đó sẽ là động lực thúc đẩy công tác giáo dục phát triển, chẳng hạn như: tổ chúc Đoàn Thanh nìên ờ địa phương với vai trò xung kích trong mọi mặt của địa phương, trong đó có giáo dục học sinh của mình sẽ cùng với giáo viên tìm ra và tổ chức được những hoạt động nhằm thu hút thanh niên học sinh tham gia tránh rơi vào các hiện tượng xã hội không lành mạnh đang hàng ngày rình rập thế hệ trẻ, lôi kéo thế hệ trẻ vào những cám dỗ tiêu cục. Muốn làm được điều đó không gì khác là họ phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình đối với việc giúp đỡ thế hệ trẻ cùng với giáo viên và nhà trường. Họ phải thể hiện rõ vai trò tiên phong trong việc phối hợp với giáo viên vì hơn ai hết họ là những người đầy sáng tạo và chủ động trong các hoạt động phong trào của địa phương. Họ có thể cùng giáo viên tổ chức cho học sinh các hình thức hoạt động khác nhau như: tuyên truyền cổ động, phát thanh trên đài địa phương, chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, ứng dụng khoa học công nghệ làm cho vụ mùa bội thu hay giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho gia súc gia cầm khi có dịch bệnh lan tràn… Hoặc tổ chúc phụ nữ của địa phuơng cũng có vai trò to lớn trong việc giáo dục học sinh tại cộng đồng dân cư. cùng với giáo viên, họ tìm ra những nguyên nhân, những biểu hiện, những hoàn cánh éo le, những tình huổng thường nảy sinh trong quan hệ gia đình… để có biện pháp phối hợp nhịp nhàng và khéo léo sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục học sinh. Tổ chức cựu chiến binh cũng góp phần giáo dục con em của mình. Những tấm lòng nhiệt tình, những câu chuyện kể, những tấm gương sáng, những hoạt động tìm về cội nguồn… sẽ là những hoạt động giáo dục thiết thực nhất nhằm giúp cho học sinh nhận thức rõ hơn về truyền thống của dân tộc và từ đó có được những hành vi tích cực trong học tập và rèn luyện hàng ngày.
Đối với nhà trường
Nếu mỗi giáo viên đều có những kĩ năng phối hợp tốt với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục học sinh THPT thì sẽ tạo nên sự thống nhất cao giữa giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Hai bên sẽ nhìn thấy được ở nhau những mặt tích cực trong sự hợp tác giáo dục học sinh. Nhà trường sẽ khẳng định được vị thế của mình với vai trò là người chủ đạo trong công tác giáo dục học sinh. Vai trò chủ đạo phải được thể hiện ở sự đề xuất những nội dung, biện pháp giáo dục, những điều kiện để cho công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, mang lại những lợi ích tốt nhất cho gia đình, cho hoạt động giáo dục học sinh THPT. Nếu chủ động tích cực thì các tổ chức xã hội dù muốn hay không cũng phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, cũng như trong việc tự đề xuất những nội dung và biện pháp từ phía mình sao cho có sự phù hợp nhất trong quá trình phối hợp cùng nhau.
Đối với học sinh
Các em sẽ nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của nhiều tổ chức xã hội. Điều đó sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về các tổ chức xã hội hiện đang có ở địa phương mình, giúp các em mở rộng kiến thức xã hội, tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước. Đồng thời tạo thêm niềm tin ở học sinh đối với các tổ chức xã hội. Điều quan trọng là sự phối hợp này sẽ tạo cho học sinh có cơ hội để trải nghiệm trong đời sống hằng ngày, tăng cường mối quan hệ giao tiếp với các tổ chức xã hội. Điều đó sẽ giúp học sinh gần gũi hơn, hiểu biết hơn các tổ chức xã hội để có thể chia sẻ với họ, đồng thời có thể đề đạt nguyện vọng của mình với các tổ chức xã hội.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT40
153 KB 01/09/2017 11:36:00 SABài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT40 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Trình bày các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên?
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS14
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT31
(Full 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Toán 12 Kết nối tri thức
Tài liệu tập huấn môn Địa lí 12 Kết nối tri thức Pdf
(Full 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Công nghệ 9 Kết nối tri thức