Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT14
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT14 - Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT14 - Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch nêu rõ khái niệm dạy học tích hợp, mục tiêu cơ bản của dạy học theo hướng tích hợp... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT10
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Năm học: ..............
Họ và tên: ..........................................................................................................
Đơn vị: ...............................................................................................................
A. Dạy học tích hợp:
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục HS (như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn... đưa các nội dung giáo dục vào môn học...).
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức. Thực hiện một năng lực là biết sử dựng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa. Thay vì việc dạy một sổ lớn kiến thức cho HS, ngưởi GV trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể vận dựng các kiến thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì nhắc lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựa chọn một mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu đó một cách đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thức liên quan đến môi trường (trong môn Sinh học, Địa lí...), học sinh có khả năng hành động đề bảo vệ môi trường xung quanh mình...
DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục HS phối hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trưởng.
Cần thiết phải đưa vào pp dạy học tích cực
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trưởng phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trưởng lại có giới hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
Nếu trong nhà trưởng phổ thông, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Những chương trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy hiện tưởng “mù chữ chức năng", đó là trường hợp những ngưởi đã lĩnh hội được kiến thức trường tiểu học nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày; Họ có thể đọc được một văn bản, nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó; có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn đề của cuộc sống hằng ngày đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ... Điều này đặt ra một đòi hỏi: cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo những con ngưởi đáp ứng được yêu cầu luôn luôn biến động của thực tiễn.
Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồn thông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thức được học trong nhà trưởng có thể trở nên cũ đi, trong đó học sinh lại có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau ngoài nhà trưởng (đài, báo, đặc biệt là internet). Đề việc học ở nhà trưởng vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đổi với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới, không chỉ là dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thức khoa học của một môn mà cần dạy trong sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau... Hiện nay, nhiều môn học đã được đưa vào nhà trưởng phổ thông, các môn học đó đã có xu hướng phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trưởng cho dù những tri thức này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp (DHTH) các môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trưởng là giải pháp quan trọng.
B. Mục tiêu cơ bản của KHDHTH
Những mục tiêu cơ bản của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp
Kế hoạch dạy học tích hợp nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, có thể xác định bốn mục tiêu lớn sau:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt các quá trình học tập và nhận thức trong hoàn cánh có ý nghĩa đổi với HS. Chính vì vậy, việc học tập không tách rời cuộc sống hằng ngày mà thường xuyên được liên hệ và kết nối trong mối quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp trong thực tiễn, những tình huống có ý nghĩa với HS. Nói một cách khác việc học ở nhà trường hòa nhập vào đời sống thường ngày của học sinh.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu. Không thể dạy học một cách dàn trải, đồng đều, các quá trình học tập ngang bằng với nhau. Bên cạnh những điều hữu ích, những kiến thức và năng lực cơ bản có những thứ được dạy chỉ là “lí thuyết", không thật hữu ích. Trong khi đó, giờ học trên lớp là có hạn, nhiều kiến thức và năng lực cơ bản không đủ thời gian cần thiết.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống. DHTH chủ trọng tới việc thực hành, sử dựng kiến thức mà HS đã lĩnh hội đuợc, thay vì chỉ học tập lí thuyết mọi loại kiến thức. Mục tiêu của DHTH là hướng tới việc giáo dục HS thành con ngưởi chủ động, sáng tạo, có năng lực làm việc trong xã hội cũng như làm chủ cuộc sống của bản thân sau này.
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Một trong bốn mục tiêu của DHTH là nhằm thiết lập mối quan hệ giữa những khái niệm khác nhau của từng một môn học cũng như của những môn học khác nhau. Điều này sẽ giúp cho HS có năng lực giải quyết các thách thức bất ngờ gặp trong cuộc sống, đòi hỏi người đối mặt phải biết huy động những năng lực đã có không chỉ ở một khía cạnh mà nhiều lĩnh vực khác nhau đề giải quyết..
C. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học tích hợp:
Các yêu cầu cơ bản đối với một kế hoạch bài học
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát đuợc tổng thể các phuơng pháp dạy học đa dạng và nhiều chiều, tạo điều kiện vận dụng phối hợp những phuơng pháp dạy học, mềm dẻo về mức độ chi tiết đề có thể thích ứng đuợc với cả những giáo viên đã dày dặn kinh nghiệm lẫn những giáo viên trẻ mới ra trường hay giáo sinh thực tập sư phạm. Đồng thời làm nổi bật hoạt động của học sinh như là thành phần cốt yếu.
- Bài soạn phải nêu đuợc các mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần phải xác định chính xác trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương pháp dạy phối hợp. Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thông minh của học sinh. Mục đích yêu cầu sẽ chỉ đạo toàn bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội dung bài dạy quy định mục đích yêu cầu. chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi sự dày công, ý thức trách nhiệm cao khi sọan bài.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học, bài soạn phải làm nổi bật các vấn đề sau: Sự phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến thức này đến phần kiến thức khác. Giảng dạy phỏi hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải, suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống. Làm rõ sự phát triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác. Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân hệ gắn bó chãt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò trong cả tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến cho truyền thụ cho được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở ngưởi thầy sự động não, sự dày công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được phuơng pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể công việc của thầy và trò trong tiết học cụ thể. Xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng chúng.
D. Nội dung cơ bản của DHTH.
Các quan điểm trong nội dung trình bày trong dạy học tích hợp
Có bốn quan điểm khác nhau trong việc liên kết, tích hợp các môn học:
- Quan điểm trong “Nội bộ môn học". Theo quan điểm này chỉ tập trung chủ yếu vào nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học liêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn". Quan điểm này theo định hướng những tình huống, những “đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau. Quan điểm này, những môn học tiếp tục tiếp cận một cách liêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học chưa thực sự được tích hợp.
- Quan điểm “liên môn", trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chứng ta nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các môn học, làm cho chứng tích hợp với nhau đề giải quyết một tình huống cho trước. Các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn", trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thiết, đọc thông tin, thông báo thông tin, giải một bài toán... Những kĩ năng này chúng ta gọi là những kĩ năng xuyên môn, có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học.
............., ngày...tháng...năm.... | |
Người viết |
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT14
115 KB 22/08/2017 10:51:00 SABài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT14 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến