Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT13

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT13 - Vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT trong xây dựng kế hoạch dạy học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT13 - Vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT trong xây dựng kế hoạch dạy học để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module THPT13: Vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT trong xây dựng kế hoạch dạy học

Năm học: ..............

Họ và tên: .....................................................................................................

Đơn vị: ..........................................................................................................

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu và nhu cầu học tập của học sinh trung học phổ thông

1. Nhu cầu:

+ Nhu cầu là hình thức liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngoài, nguồn gốc tính tích cực của cơ thể sống. Nhu cầu như là lực lượng bản chất bên trong thúc đẩy cơ thể tiến hành những hình thức hoạt động có chất lượng nhất định, cần thiết cho sự duy trì và phát triển của cá thể và loài. Trong các hình thức sinh học ban đầu, nhu cầu xuất hiện như là sự đòi hỏi của cơ thể đối với một cái gì đó nằm ngoài cơ thể và cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Các nhu cầu của cơ thể có tính chất nội cân bằng: hoạt động mà nó thúc đẩy luôn hướng tới việc đạt được mức độ thực hiện chức năng tối ưu của các quá trình sống, nhu cầu tiếp tục xuất hiện khi các chức năng đi chệnh khỏi mức độ này và dừng lại khi đạt được mức độ đó.

Những đặc điểm quan trọng của nhu cầu là đặc điểm về tính đối tượng, tính chu kì, tính bền vững, nội dung và phương thức thoả mãn.

Nhu cầu, định nghĩa đơn giản nhất là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhu cầu- điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội.

+ Mọi người có nhiều nhu cầu:

- Nhu cầu thực tế: những nhu cầu mà ý nghĩa của nó được xác định bởi các hình thức tác động qua lại với đối tượng (ăn uống, nhận thức).

- Nhu cầu chức năng: những nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động vì chính bản thân quá trình hoạt động (vui chơi, sáng tạo).

- Các nhu cầu không phải lúc nào cũng hoàn toàn được thoả mãn, vì nhu cầu luôn thay đổi và phát triển, chẳng hạn: nhu cầu ăn, từ có cái ăn đến ăn no rồi phát triển tới ăn ngon...; tương tự, nhu cầu đi lại: từ đi bộ

Dân gian có câu: “Có một thì muốn có hai

Có ba có bốn, lại nài có năm"

hoặc “có mới, nới cũ", “được đằng chân lân đằng đầu" để nói lên nhu cầu của con người là không có giới hạn.

- Nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động, vì mọi hoạt động đều nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu. Thoả mãn nhu cầu cá nhân và động lực thúc đẩy học tập có mối quan hệ như thế nào?

* Nhu cầu của con người gồm 5 bậc:

- Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định.

- Nhu cầu được kính trọng.

- Nhu cầu xã hội văn hoá.

- Nhu cầu về an toàn tính mạng, tài sản.

- Nhu cầu sinh lí cơ bản: ăn, ở, vệ sinh, tình dục...

+ Nhu cầu có vai trò trong cuộc sống của cá nhân và xã hội: Đặc trưng của nhu cầu con người được quy định ở chỗ con người không đối diện với thế giới như là một cá thể đơn độc mà là thành viên của các hệ thống xã hội khác nhau và là thành viên của nhân loại nói chung. Những nhu cầu cấp cao của con người, phản ánh mối liên hệ của con người với cộng đồng xã hội ở các mức độ khác nhau, cũng như những điều kiện tồn tại và phát triển của chính bản thân hệ thống xã hội. Điều này liên quan đến cả nhu cầu của nhóm xã hội và xã hội nói chung trên tổng thể và cả nhu cầu của mọi cá nhân riêng lẻ, trong các nhu cầu đó có bản chất xã hội.

2. Nhu cầu học tập của học sinh THPT:

+ Hoạt động học tập: là hoạt động đặc trưng cơ bản của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng, kỹ xảo mới tương ứng và các phương thức khái quát của hoạt động học tập bằng phương pháp nhà trường.

Chủ thể hoạt động học tập là nguời học với sự giác ngộ về động cơ, mục đích của việc học đối với bản thân trở thành động lực thúc đẩy tiến hành hoạt động học tập. Chỉ khi nào nguời học say mê, tích cực học tập nhằm chiếm lĩnh đối tượng thì mới thực sự là chủ thể đích thực của hoạt động học. Về cấu trúc, hoạt động học tập cũng bao gồm các thành tố cơ bản của hoạt động nói chung.

+ Nhu cầu học tập có những đặc điểm: Cũng như các loại nhu cầu khác ở người, nhu cầu học tập có những đặc điểm cơ bản là cường độ, tính chu kì của sự xuất hiện và phương thức thoả mãn. Một đặc điểm khác rất quan trọng, đặc biệt khi nói về nhân cách là nội dung đối tượng của nhu cầu. Những đặc điểm này thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, với các mức độ khác nhau tạo nên những nét đặc trưng cho nhu cầu học tập của con người.

- Đặc điểm về cường độ của nhu cầu học tập:

Cường độ nhu cầu học tập là độ mạnh, độ gay gắt của những đòi hỏi về thông tin, về sự hiểu biết của con người. Cường độ nhu cầu học tập có thể được xem xét dưới các góc độ sau đây:

• Góc độ ý thức:

Ý hướng nhận thức:

Ở mức độ này, nhu cầu học tập được phản ánh trong ý thức chưa rõ ràng vì nhu cầu học tập còn yếu ớt. Những tín hiệu của nó không được phản ánh một cách đầy đủ và rõ ràng trong ý thức. Những tín hiệu này là những dấu hiệu khách quan của những đáp ứng nhu cầu học tập và của bản thân trạng thái có tính chất nhu cầu học tập, ngay cả trong trường hợp đơn giản nhất mà còn là những đòi hỏi sơ đẳng về nhận biết thế giới khách quan.

Ý muốn nhận thức:

Ở mức độ này, nhu cầu học tập đã được ý thức rõ ràng hơn. Những tín hiệu trên được phản ánh đầy đủ hơn và kích thích hoạt động của tư duy, hướng tư duy vào việc tìm tòi những phương tiện thỏa mãn nhu cầu. Tuy vậy, ở mức độ này, con người chưa xác định được con đường, cách thức thực hiện mục đích đó. Ở đây đã xuất hiện tình cảm ham muốn (tình cảm trí tuệ). Tình cảm này do những trải nghiệm trước đây kết hợp với biểu tượng về sự thỏa mãn nhu cầu này gây ra. Sự ước ao, mong mỏi được tiếp nhận thông tin xuất hiện.

Ý định nhận thức:

Ở mức độ này, nhu cầu học tập đã được ý thức đầy đủ. Con người đã xác định được đối tượng và phương thức thoả mãn nhu cầu học tập; có ý định tức là đã sẵn sàng tham gia một hành động học tập nhất định. Đến lúc này, nhu cầu học tập trở thành động cơ học tập đích thực. Biểu hiện cụ thể của động cơ này là con người say sưa, hứng thú tìm tòi, tiếp nhận, lĩnh hội, khám phá tri thức mới vì sức hấp dẫn của bản thân tri thức, của phương pháp và quá trình giành lấy tri thức ấy.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 4.841
0 Bình luận
Sắp xếp theo