Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác ví dụ

Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác ví dụ. Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm vì nhà nước khác với tổ chức chính trị xã hội như thế nào, và giữa hai bên có mối quan hệ như thế nào? Vậy hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là một tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Nhà nước có bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính cụ thể. Nhà nước nằm trong hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

2. Các tổ chức xã hội là gì?

Các tổ chức xã hội là các tổ chức chính trị xã hội, là một bộ phân cấu thành trong hệ thống chính trị, các tổ chức được hoạt động theo nguyên tắc tập trung, tự nguyện và được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Mỗi tổ chức chính trị xã hội lại thực hiện một vai trò và trách nhiệm khác nhau vì người dân.

Các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội:

Tổ chức chính trị xã hội đóng góp một vai trò quan trọng trong chính trị nước ta, các tổ chức chính trị xã hội sẽ thực hiện vai trò tập hợp và đoàn kết các lực lượng quần chúng nhân dân ở mọi lĩnh vực như lực lượng phụ nữ trong Hội liên hiện phụ nữ, lực lượng công nhân viên lao động trong Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, lực lượng thanh niên trong Đoàn thanh niên Việt Nam,… Mỗi tổ chức sẽ tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cho lực lượng của mình, điều này nhằm đưa sâu, rộng những chủ trương, chính sách đó để người dân nắm bắt. Từ đó nhân dân vững tin hơn và định hướng của Đảng và nhà nước thực hiện điều nhân dân giao phó.

Không những thế mỗi lực lượng trong mỗi tổ chức chính trị xã hội còn đại diện cho một nhóm người trong xã hội, những nhóm có cùng chung lợi ích, công việc và mục tiêu thì sẽ cùng bảo vệ trước những bất công xã hội. Như Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam đại diện cho lực lượng lao động, công nhân làm việc cho các doanh nghiệp bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của người lao động, tránh để người lao động bị bóc lột.

Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác ví dụ

3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác

Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác nhau ở những đặc điểm như sau:

Nhà nướcTổ chức chính trị xã hội
Có quyền lực công, quyền lực chính trịKhông thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc của người đứng đầu
Quản lý dân cư theo lãnh thổ và phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chínhKhông phân chia lãnh thổ mà chỉ có hệ thống từ cao xuống thấp theo đơn vị hành chính
Có chủ quyền quốc gia, đại diện quốc giaKhông có chủ quyền riêng mà nằm trong nhà nước, chỉ đại diện cho tổ chức của mình
Được ban hành pháp luật và thực hiện pháp luậtĐược góp ý xây dựng văn bản pháp luật, điều lệ về nội quy tổ chức
Quy định các loại thuế và thu thuế trên quốc giaĐặt ra lệ phí và thu phí trong nội bộ.
Quản lý mọi vấn đề của nhà nước và xã hộiChỉ tập trung về một vấn đề xã hội cụ thể

4. Ví dụ về nhà nước với các tổ chức xã hội khác

Ví dụ cụ thể để các bạn thấy rõ được sự khác biệt giữa nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội là: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên

Hai cơ quan này nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nhưng Uỷ ban nhân dân tỉnh được thực hiện quyền lực trong đơn vị hành chính cấp tỉnh Thái Nguyên còn Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên chỉ thực hiện những việc liên quan đến tổ chức và về phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.

Hơn nữa Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên còn là một tổ chức chính trị xã hội nằm trong Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và đóng góp cho việc quản lý của Uỷ ban nhân dân.

5. Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác

Nhà nước và tổ chức chính trị xã hội đều nằm trong hệ thống chính trị nên có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Tổ chức chính trị xã hội là cơ sở xã hội vững chắc của nhà nước, là cơ sở chính trị của quyền lực nhân dân, là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Các tổ chức chính trị xã hội có quyền và trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý nhà nước và xã hội và xây dựng tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Còn nhà nước là một trong những yếu tố hỗ trợ lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội theo định hướng của Đảng.

Như vậy có thể thấy các tổ chức chính trị xã hội không lớn như nhà nước những là một trong những tổ chức đại diện cho nhân dân giám sát nhà nước và thực hiện các pháp luật mà nhà nước ban hành.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác ví dụ. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
2 11.987
0 Bình luận
Sắp xếp theo