Văn bản Phò giá về kinh thể hiện nội dung gì?

Phò giá về kinh - Tụng giá hoàn kinh sư là một bài thơ được viết theo thể thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt của tác giả Trần Quang Khải sáng tác sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Vậy văn bản Phò giá về kinh thể hiện nội dung gì? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

Tụng giá hoàn kinh sư là một bài thơ chói ngời hào khí của thời đại Đông A. Sau đây là những nội dung chính của tác phẩm Phò giá về kinh của võ tướng Trần Quang Khải.

1. Văn bản Phò giá về kinh

Nguyên tác chữ Hán:

奪槊章陽渡
擒胡鹹子關
太平須致力
萬古此江山

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực
Muôn đời vẫn có non sông này.

Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.

(Bản dịch của Trần Trọng Kim)

2. Nội dung bài Tụng giá hoàn kinh sư

Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

3. Tác phẩm Tụng giá hoàn kinh sư

Hoàn cảnh sáng tác Phò giá về kinh

- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285

Thể loại bài thơ Phò giá về kinh

- Bài thơ Phò giá về kinh thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật - một thể thơ nổi bật của dòng thơ trung đại Việt Nam.

- Đặc điểm thể thơ:

  • Mỗi bài thơ có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ
  • Câu 1, 2, 4 hoặc chỉ là câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối (bài thơ Phò giá về kinh thuộc trường hợp thứ 2)

Ngôn ngữ bài thơ Phò giá về kinh

- Bài thơ Phò giá về kinh được viết bằng chữ Hán.

Phương thức biểu đạt bài thơ Phò giá về kinh

- PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

- PTBĐ chính là biểu cảm

Bố cục bài thơ Phò giá về kinh

Phần 1: 2 câu thơ đầu

Hào khí chiến thắng của quân ta

Phần 2: 2 câu thơ cuối

Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 815
0 Bình luận
Sắp xếp theo