Tài liệu tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Bộ GD&ĐT chính thức công bố chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là bộ tài liệu tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 do Bộ giáo dục ban hành, mời các bạn cùng tham khảo.
TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ
MỤC LỤC
BAN BIÊN TẬP, TÁC GIẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊN
KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1.1 Bối cảnh đổi mới Chương trình GDPT
1.2 Tư tưởng chủ đạo của Chương trình GDPT
1.3 Quan điểm phát triển Chương trình GDPT
1.4 Cấu trúc Chương trình GDPT
2. NHỮNG ĐIỂM MỚI
2.1 Mục tiêu giáo dục
2.2 Kế hoạch giáo dục
2.3 Phương pháp giáo dục
2.4 Đánh giá kết quả giáo dục
2.5 Giáo dục hướng nghiệp
2.6 Giáo dục STEM
3. TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
3.1. Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh
3.2. Thực hiện dạy học tích hợp
3.3. Thực hiện dạy học phân hoá
3.4. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học
3.5. Thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa
3.6. Động lực đổi mới của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục
3.7. Động cơ và phương pháp học tập của học sinh
3.8. Sự đồng thuận của xã hội
3.9. Về cơ sở vật chất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
Chương trình giáo dục phổ thông
CTGDPT là toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT.
Năng lực
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Phẩm chất
Trong tiếng Việt, phẩm chất được hiểu là “cái làm nên giá trị của người hay vật”. Tâm lí học phân biệt phẩm chất tâm lí – “những đặc điểm thuộc tính tâm lí, nói lên mặt đức (theo nghĩa rộng) của một nhân cách” với phẩm chất trí tuệ – “những đặc điểm bảo đảm cho hoạt động nhận thức của một người đạt kết quả tốt, bao gồm những phẩm chất của tri giác (óc quan sát), của trí nhớ (nhớ nhanh, chính xác,…), của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và chú ý. Trí thông minh là hiệu quả tổng hợp của phẩm chất trí tuệ”. Như vậy, đặt trong sự đối sánh với năng lực, khái niệm phẩm chất nêu trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới CT, SGK GDPT có nghĩa là đạo đức. Yêu cầu “phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực” là sự tiếp nối truyền thống xây dựng con người toàn diện có đức có tài, vừa hồng vừa chuyên của dân tộc.
Trong giáo dục cũng như trong đời sống, phẩm chất (đức) được đánh giá bằng hành vi, còn năng lực (tài) được đánh giá bằng hiệu quả của hành động.
Môn học
Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và lôgíc phù hợp với các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật tâm – sinh lí của dạy học.
Hoạt động giáo dục
Trong CTGDPT 2018, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm. Việc gọi tên khác cho hoạt động ngoài giờ lên lớp ở CTGDPT 2018 không chỉ là vì nội hàm triết lý của hoạt động đó đã thay đổi mà còn thể hiện một cách tiếp cận mới trong giáo dục nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đó là dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Trải nghiệm
Là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
Giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông
STEM
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học); là thuật ngữ rút gọn được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của Mỹ. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ (NSF) vào năm 2001
Giáo dục STEM
Giáo dục STEM được hiểu là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết, còn gọi là đánh giá kết quả, là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung
kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa/lớp học hoặc một môn học/học phần/chương trình.
Đánh giá quá trình
Là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học/khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho người học biết được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học, cách dạy giúp người học tiến bộ. Đánh giá quá trình còn được biết đến như đánh giá vì sự tiến bộ của người học.
Tích hợp
Là sự hợp nhất/ nhất thể hóa các bộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng đơn giản những thuộc tính của đối tượng ấy.
Phân hóa
Chia một khối/ một nhóm thành nhiều phần/ nhiều đối tượng có các tính chất khác biệt nhau để thực hiện những tác động cho phù hợp.
Nội dung giáo dục địa phương
Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
Kế hoạch giáo dục của nhà trường
kế hoạch giáo dục của nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện CTGDPT (bao gồm nội dung giáo dục của địa phương) phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực,… của nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hằng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hướng dẫn trong CTGDPT.
.........................................
Mời các bạn xem nội dung chi tiết trong file PDF hoặc file Tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tài liệu tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
488,7 KB 27/06/2020 11:49:47 SABài liên quan
-
Tiền thai sản có phải nộp thuế TNCN
-
Danh mục mã ngạch lương công chức viên chức mới nhất 2025
-
Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông
-
Hà Nội chỉ thi 3 môn vào lớp 10
-
Chuẩn chuyên môn giáo viên giáo dục nghề nghiệp 2019
Bài viết hay Kỹ năng
Ý nghĩa của hoa thanh liễu là gì? Cách cắm hoa thanh liễu đẹp đón Tết sung túc
Cách hủy SMS Banking Vietcombank
Các bước khắc phục lỗi 112, 502, 506, 600, 602, 606, 647, 704 trên Zalo
Cách làm sơ đồ tư duy hiệu quả
Cách mua hàng online Bách hóa xanh
Cách ghi âm lồng tiếng vào bài giảng Powerpoint chi tiết