SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 hòa nhập nhanh với môi trường
Giúp học sinh lớp 1 hòa nhập nhanh với môi trường
SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 hòa nhập nhanh với môi trường là tài liệu tổng hợp những kinh nghiệm, biện pháp của giáo viên giúp các em học sinh lớp một hòa nhập nhanh môi trường học tập mới. Đây là mẫu SKKN được cập nhật mới nhất 2024.
Lưu ý: Mẫu sáng kiến kinh nghiệm dưới đây có nội dung rất dài, HoaTieu không thể trình bày hết trong bài viết, mời thầy cô tải file SKKN về máy để xem bản đầy đủ.
- Nguồn: Cô Nguyễn Thị Hoa - Trường Tiểu học Cao Thắng.
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một hòa nhập nhanh
I. Lý do hình thành biện pháp:
1. Vai trò của biện pháp với học sinh:
Trường Tiểu học là môi trường hoàn toàn khác với ở Mẫu giáo. Ở Mẫu giáo các em đến lớp trong tâm trạng hoàn toàn lệ thuộc vào giáo viên, các em chưa có sự chủ định để xây dựng ra các mối quan hệ xung quanh. Mỗi hoạt động của các em đều phải do giáo viên hướng dẫn, các em chỉ được chơi, học trong một khuôn viên hẹp dưới sự giám sát của giáo viên.
Nhưng bước sang lớp Một – môi trường học tập rộng hơn, mối quan hệ rộng hơn. Chính điều đó đã làm các em choáng ngợp và bỡ ngỡ. Lúc này, yếu tố hoạt động độc lập bắt đầu làm việc với cường độ cao nhất. Nếu em nào có tố chất mạnh mẽ sẽ nhanh chóng hòa nhập còn những em có tâm lý yếu hơn sẽ khóc, sẽ không chịu đi học hoặc rụt rè ngồi một chỗ và không tham gia hoạt động với tập thể.
Đó cũng là nỗi vất vả nhất của người giáo viên dạy học sinh lớp Một. Bắt đầu từ khi nhận lớp đến ít nhất cũng phải hết học kì I, các em mới ổn định trạng thái tâm lý để hòa nhập với lớp và tham gia học tập cũng như rèn luyện một cách tự giác và thi đua. Nhưng khi các em biết hòa nhập với tập thể thì lại là lúc các em hỏi mọi lúc mọi nơi và hỏi bất cứ điều gì muốn hỏi. Tính cạnh tranh thi đua bắt đầu thì cũng là lúc sự đố kị với bạn trong lớp xuất hiện trong mỗi suy nghĩ các em, chỉ cần bạn trong lớp làm điều gì không ưng ý là các em lại thưa cô mà không cần biết đúng hay sai. Đó là khó khăn lớn nhất của người giáo viên dạy lớp Một, nếu tính kiên trì không cao, kĩ năng sư phạm chưa thật bền vững thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong dạy lớp Một.
Với 6 năm kinh nghiệm ít ỏi được nhà trường phân công dạy lớp Một nhưng tôi cũng đã thấu hiểu về nỗi vất vả này. Tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm sao để vừa giúp các em hòa nhập nhanh môi trường học tập, đồng đều với tất cả các đối tượng học sinh. Bởi các em còn nhỏ, tính tự lập chưa có, ý thức tự giác cũng chưa cao. Thêm một điều nữa là nhiều gia đình hiện nay luôn cưng chiều theo ý muốn của con, các con chỉ ở với bố, mẹ hoặc người thân...Tất cả đã làm cho các em chưa biết tự giác cũng chưa biết được những hành động đúng sai trong học tập và trong kỉ luật. Mặt khác với những đặc điểm sinh lí lứa tuổi của lớp một: Các em còn nhỏ rất ngây thơ lại lạ trường, lạ lớp, lạ thầy cô, bạn bè cũng lạ, chưa biết tên các bạn, ….
Từ những yếu tố nêu trên tôi đã quyết định nghiên cứu và chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh lớp Một hòa nhập nhanh với môi trường” làm sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng:
Đầu năm học 2022 – 2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A1. Lớp tôi có 38 học sinh, 20 nữ và 18 nam. Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
- Hầu hết các em học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường nói chung và tổ chuyên môn nói riêng luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, cùng nhau dạy tốt.
- Các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, Công đoàn, Tổ chuyên môn, đồng nghiệp trong nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác.
- Hội cha mẹ học sinh của lớp, trường rất nhiệt tình gắn bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Khó khăn:
- Cao Thắng là phường thuộc vùng ven của Thành phố, nơi có nhiều dự án đô thị mới, nên học sinh lớp tôi chủ yếu là con em có bố mẹ làm công nhân, lao động tự do hoặc đi làm xa gửi con lại cho người thân. Nhiều em thiếu sự quan tâm, đôn đốc của cha mẹ nên chưa có ý thức tự giác trong học tập. Một số phụ huynh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và thầy cô trong việc giáo dục con em mình.
- Các em mới từ Mầm non chuyển sang nên nề nếp học tập chưa có. Mất trật tự làm việc riêng trong lớp. Các em chưa tự ý thức được nội quy ra vào lớp, nội quy nhà trường đề ra. Một số em còn nhút nhát, rụt rè, đến lớp còn khóc đòi về.
- Lớp 1A1 có 38 học sinh, trong đó có 2 học sinh khác độ tuổi và là học sinh học hòa nhập. Các em có tính cách khác biệt, rất khó khăn trong việc đưa các em vào nề nếp.
- Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài với mong muốn giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung, giáo viên dạy lớp Một nói riêng tìm ra cách làm tốt nhất:
- Giúp các em học sinh lớp Một hiểu được nề nếp học tập tốt sẽ có ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện của các em.
- Với các nội dung đã được thiết kế, giáo viên sẽ hình thành cho các em thói quen về nề nếp trong học tập cũng như nề nếp sinh hoạt của các em trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của các em làm cơ sở vững chắc để các em học tập ở các lớp trên.
- Hình thành kĩ năng sống cơ bản nhất để các em hòa nhập tốt trong môi trường giáo dục và học tập tốt ở các lớp học trên.
II. Nội dung của biện pháp:
Bước đầu làm quen với môi trường học mới là cả một sự vất vả lớn đối với các em. Vậy phải làm sao đây để các em sớm thích nghi với các môi trường, sớm có nề nếp học tập tốt? Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực nghiệm một số biện pháp sau, nhằm bước đầu xây dựng kĩ năng hòa nhập tập thể cho học sinh lớp mình đang chủ nhiệm.
Biện pháp 1: Giúp học sinh hòa nhập nhanh với môi trường qua việc xây dựng nội quy lớp học.
Nội quy lớp học chính là bước đầu đưa các em vào một môi trường làm việc khoa học, có định hướng và có tổ chức.
Sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành tìm hiểu các văn bản liên quan đến việc giáo dục học sinh, tâm sinh lý lứa tuổi. Tiếp đó, tôi tìm hiểu nhanh về đặc điểm của từng em trong lớp, tôi dành nhiều thời gian đầu giờ học, giờ giải lao để tìm hiểu thái độ, tâm lý các em rồi mới bắt đầu xây dựng nội dung những điều em nên làm trong lớp học.
NHỮNG ĐIỀU EM NÊN LÀM
Cứ đầu giờ học, tôi yêu cầu các em đọc nội quy một lần để ghi nhớ.
Tiếp đó, tôi làm một bảng với tên gọi Bảng thi đua ở góc lớp. Cứ sau mỗi ngày học tổ nào hăng hái xung phong phát biểu và chăm chú lắng nghe bài giảng thì sẽ nhận được bông hoa dán vào Bảng thi đua. Thứ sáu cuối tuần vào tiết Hoạt động trải nghiệm tôi lại cho các em tự đánh giá kết quả của mình và giáo viên nhận xét. Tổ nào hoàn thành xuất sắc sẽ được tuyên dương và dán bông hoa lên Bảng thi đua . Từ đó, kích thích được tinh thần thi đua giữa các tổ trong lớp cũng chính là các cá nhân học sinh, thành viên của mỗi tổ đó.
Tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Chân trời sáng tạo 2023 - 2024
Biên bản họp nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 8 năm học 2023 - 2024
Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Kết Nối Tri Thức 2023 - 2024
SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng - đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2
Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Cánh Diều 2023 - 2024
Biên bản nhận xét, đánh giá SGK Khoa học tự nhiên lớp 8
Mẫu nhận xét lớp 3 theo Thông tư 27 năm 2024
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán sự lớp
-
Sáng kiến kinh nghiệm giải Toán có lời văn lớp 4: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1
-
SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
-
Top 12 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử THPT sách mới
-
Sáng kiến kinh nghiệm Khoa học tự nhiên 6: biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học
-
SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài toán về tìm thành phần chưa biết cho học sinh lớp 3
-
Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9
-
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng chia sẻ, hợp tác cho học sinh lớp 3
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN: Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện 2024 (4 mẫu)
SKKN: Một số biện pháp giúp rèn viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2
Sáng kiến kinh nghiệm cải cách hành chính cấp xã
SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường mầm non
SKKN: Một số kĩ năng hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
SKKN: Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1