Những yêu cầu về phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Môn Tự nhiên và Xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì nó cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người.

Phương pháp dạy học môn Tự nhiên Xã hội ở tiểu học

Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, trò chơi học tập, thực hành, đóng vai,... Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trên được gợi ý qua các hoạt động học tập trình bày trong SGK. Tuy nhiên, những hoạt động gợi ý ở SGK chỉ mang tính chất tham khảo, GV được quyền tự do sáng tạo cho phù hợp với cách dạy học của mình, với điều kiện trường lớp cụ thể cũng như môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,... miễn là đảm bảo để các em được tham gia học tập một cách tích cực và có thể đạt được các mục tiêu môn học một cách hiệu quả nhất.

Môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội 2 Bộ sách kết nối nói riêng có một số phương pháp cơ bản sau:

1. Quan sát:

a) Khái niệm: Quan sát là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có kế hoạch, có trọng tâm nhằm rút ra các đặc điểm, tính chất của chúng.

Đối tượng quan sát có thể là vật thật, tranh ảnh, mô hình,... Đối với HS lớp 2, mục tiêu quan sát cẩn được GV xác định một cách cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn bằng các câu lệnh cụ thể. Tuỳ từng bài học và điểu kiện cụ thể của địa phương, GV có thể tổ chức cho các em quan sát ở trong lớp với vật thật, tranh ảnh, mô hình hay quan sát ngay trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

b) Những chú ý khi sử dụng phương pháp này:

Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần lưu ý một sổ điểm sau:

- GV cẩn chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định rõ thời điểm tổ chức cho HS quan sát.

- Cần chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học như: tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ,...

- GV cần chuẩn bị được hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS quan sát các sự vật, hiện tượng có mục đích, có trọng tâm. Những câu hỏi đó cần bắt đầu bằng những từ chỉ hành động mà muốn trả lời được, HS phải sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận sự vật và hiện tượng (hãy nhìn, hãy nghe, hãy sờ, hãy ngửi, nếm). Hệ thống câu hỏi này cũng cần được sắp xếp từ những câu hỏi khái quát (nhằm hướng dẫn các em quan sát tổng thể trước) đến những câu hỏi chi tiết (nhằm hướng dẫn các em quan sát các bộ phận cụ thể); những câu hỏi hướng dẫn HS quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. Tiếp theo là những câu hỏi yêu cầu HS phải so sánh liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đã biết để tìm ra những đặc điểm giống nhau hoặc khác nhau. Cuối cùng là những câu hỏi yêu cầu HS rút ra nhận xét hay kết luận chung vê' sự vật, hiện tượng được quan sát.

2. Hỏi - đáp

a) Khái niệm: Hỏi - đáp là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cuộc đối thoại giữa GV và HS, giữa HS với nhau dựa trên hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt HS đi đến những kết luận khoa học hoặc vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đê' học tập, vấn đề của cuộc sống, của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.

b) Những chú ý khi sử dụng phương pháp này:

Nghệ thuật đặt câu hỏi là yếu tố quyết định thành công của phương pháp hỏi - đáp. Vì vậy, GV cần lưu ý một số điểm sau:

- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.

- Hệ thống câu hỏi phải lôgic, phù hợp với nội dung bài học.

- Cầu hỏi phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

- Câu hỏi phải kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của HS.

- Tránh đặt những câu hỏi chung chung, quá dễ hoặc quá khó, những câu hỏi trong đó đã có sẵn câu trả lời, HS có thể đoán ra mà không cần suy nghĩ. Hơn nữa cũng cần tránh đặt những câu hỏi yêu cầu HS đoán mò hoặc chỉ trả lời có hoặc không.

- Cần lưu ý rèn luyện cho HS biết cách trả lời thành câu hoàn chỉnh, mạch lạc với vốn từ ngữ của các em. Mặt khác, phải dạy cho các em biết cách tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm câu trả lời trong quá trình học tập.

3. Thảo luận

a) Khái niệm: Thảo luận là phương pháp dạy học khi GV tổ chức cuộc đổi thoại, trao đổi ý kiến giữa GV và HS, giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống để rút ra kết luận khoa học.

Thảo luận có thể được tiến hành theo nhóm hoặc cả lớp.

- Thảo luận cả lớp

Khác với phương pháp hỏi - đáp, khi tổ chức cho HS thảo luận cả lớp, HS giữ vai trò chính trong việc nêu câu hỏi và trả lời. Nếu một vấn đề đưa ra được phân tích ở nhiều khía cạnh và có những ý kiến trái ngược nhau xuất hiện, phải tranh luận sôi nổi mới tìm ra kết luận, đó là những dấu hiệu chứng tỏ GV sử dụng phương pháp thảo luận thành công.

- Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm tạo điều kiện để HS trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề học tập trong một khoảng thời gian nhất định. Từng thành viên trong nhóm có thể bày tỏ ý kiến của mình, cùng lắng nghe ý kiến của các bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.

b) Những chú ý khi sử dụng phương pháp này:

Một số điểm cần lưu ý:

Trước hết GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác định được vấn đề, thời điểm cẩn tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

- GV cần chuẩn bị đẩy đủ phiếu giao việc, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, mẫu vật,... Phiếu học tập phải đa dạng về hình thức, số lượng câu hỏi không nên quá nhiều, câu hỏi phải bao quát được những vấn đề trọng tâm của bài học và phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Đối với HS lớp 2, GV có thể giao nhiệm vụ thảo luận trực tiếp cho các em mà không cần phiếu học tập.

- Trong quá trình HS thảo luận nhóm, GV phải theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét, điều chỉnh kịp thời.

- Không nên chia nhóm quá đông HS: Mỗi nhóm nên có 2 - 4, tối đa là 6 HS.

- Cần tạo cơ hội và thời gian cho HS được phát biểu những suy nghĩ của mình, nhất là khi có những suy nghĩ trái ngược nhau, chứ không nên vội vã đi đến kết luận.

- Cần tôn trọng và bình tĩnh xử lí với tất cả ý kiến khác nhau.

4. Thực hành

a) Khái niệm: Thực hành là phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức cho HS được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng.

Phương pháp thực hành có tác dụng:

- Tạo điều kiện để HS được rèn luyện kĩ năng thao tác “tay chân”, thông qua đó, HS nắm chắc kiến thức, rèn luyện kĩ năng học tập các môn học.

- Giúp GV phát hiện những khó khăn, lỗ hổng kiến thức của HS để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ.

- Mọi đối tượng HS đểu có cơ hội thực hành rèn luyện, tạo không khí học tập thân thiện giữa GV và HS, giữa HS và HS.

b) Những chú ý khi sử dụng phương pháp này:

Khi tổ chức cho HS thực hành, cần lưu ý:

- Quan niệm về phương pháp thực hành rất đa dạng, riêng đối với môn Tự nhiên và Xã hội chỉ đề cập một khía cạnh của phương pháp thực hành. Đó là khi HS được trực tiếp thao tác trên các đối tượng vật thật để rèn luyện kĩ năng thao tác “tay chân”.

- HS cẩn có phiếu, sách,... để hỗ trợ việc ghi nhớ nếu quy trình thao tác gồm nhiều bước.
- Việc thực hành của HS được các em tự thực hiện và cần được GV giám sát, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời.

5. Đóng vai

a) Khái niệm: Phương pháp đóng vai là cách tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập, gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng, không cần kịch bản hoặc luyện tập trước.

Phương pháp đóng vai làm thay đổi hình thức học tập, khai thác được vốn kinh nghiệm của HS, khiến không khí lớp học thoải mái và hấp dẫn hơn.

Trong diễn xuất, HS có cảm xúc với vai diễn, phát huy trí tưởng tượng và xâm nhập vào cuộc sống để tìm ra cách giải quyết, qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề một cách tự nhiên và hợp lí.

Đóng vai là phương pháp hoạt động mang tính sáng tạo. Thông qua vai diễn của mình, HS tự giác, tích cực tiếp thu kiến thức đồng thời cũng thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.

b) Những chú ý khi sử dụng phương pháp này:

Một số điểm cần lưu ý:

- Trong tiết học có thể chỉ cử một nhóm đóng vai, nhưng cũng có thể chia nhóm và các nhóm tự tổ chức các vai diễn của mình để nhiều HS có cơ hội tham gia diễn xuất.

- Tình huống lựa chọn cho HS đóng vai nên đơn giản và không tốn nhiều thời gian.

6. Dạy học dự án

a) Khái niệm: Dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp, có sự kết nối giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.

Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sổng xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.

b) Những chú ý khi sử dụng phương pháp này:

Một sổ điểm lưu ý:
- Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.

- Tuỳ theo trình độ của HS mà GV tổ chức cho HS dần dần được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.

- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.

- Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.

Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà sản phẩm này có thể được sử dụng, công bố, giới thiệu.

7. Trò chơi học tập

Khái niệm: Đối với HS tiểu học, học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em nhất là với HS lớp 2. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được xem là hình thức tổ chức dạy học được khuyến khích sử dụng nhằm tạo hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học. Trò chơi học tập có tác dụng phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lập và sáng tạo của HS.

Trong các tiết học Tự nhiên và Xã hội, GV có thể sử dụng trò chơi, câu đố tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung của tiết học và có thể sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào của tiết học. Các trò chơi không chỉ thực hiện ở các giờ học chính khoá, trong lớp học mà có thể thực hiện trong những hoạt động học tập ngoài lớp và các hoạt động ngoại khoá.

b) Các lưu ý khi sử dụng phương pháp:

Các trò chơi học tập cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với yêu cầu, nội dung của bài học, phải phục vụ thiết thực cho bài học.

- Phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HS.

- Phải gây được hứng thú cho HS và thu hút được nhiều em tham gia.

- Không được tốn kém về thời gian, sức lực và vật chất.

- Cần có luật chơi đơn giản.

8. Dạy học hợp tác theo nhóm

a) Khái niệm: Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức dạy học này khai thác được trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể.

b) Các lưu ý khi sử dụng phương pháp:

Những điểm cẩn lưu ý:

Khi dạy học theo nhóm, nên duy trì nhóm nhỏ 3-5 HS. Khi học tập theo nhóm, HS tiếp nhận được nhiều ý kiến của bạn đồng thời tạo điều kiện để mỗi HS được thể hiện sự hiểu biết của mình.

- Nên sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 8.097
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm