Mẹo giúp học sinh tiểu học viết chữ đẹp
"Luyện nét chữ - rèn nết người" luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm và lưu ý. Vậy làm thế nào để có thể rèn viết chữ đẹp và luyện viết chữ đẹp và chuẩn nhất cho học sinh tiểu học, chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hướng dẫn học sinh tiểu học viết chữ đẹp
Kĩ năng chữ đẹp, viết bảng đẹp vô cùng quan trọng đối với giáo viên nhất là giáo viên Tiểu học vì giáo viên có viết đẹp thì mới dạy tốt môn tập viết, luyện chữ đẹp cũng như các môn học khác. Chính vì vậy việc rèn chữ nói chung và rèn viết bảng nói riêng là vô cùng cần thiết với các thầy cô.
Quá trình luyện chữ đẹp cho học sinh thực chất là quá trình sửa lỗi sai cho các em vì vậy giáo viên cần biết chính xác lỗi sai, nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi sai đó thì việc luyện chữ cho các em mới đạt kết quả cao.
1. Một số lỗi sai học sinh thường mắc
+ Thiếu nét:
+ Thừa nét:
+ Sai nét:
+ Khoảng cách:
+ Sai dấu:
+ Mẫu chữ
+ Cỡ chữ
+ Chính tả
+ Tốc độ
+ Trình bày
2. Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục
+ Thiếu nét: Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho học sinh thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét, đồng thời xem lại những bài viết trước chữ nào thiếu nét thì thêm vào cho đủ và cho tập lại ngay bài vừa sửa.
+ Thừa nét: Lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục là hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái. Chú ý nếu học sinh sai chữ nào chỉ hướng dẫn lại quy trình chữ đó bao giờ viết đúng, đẹp mới thôi.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gần ngòi bút hoặc tay cầm bút bị cong, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục là nhắc học sinh cầm bút cho đúng. Khi viết ngón tay cử động linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay và cánh tay.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liền mạch, đưa tay không đều. Cần giúp học sinh kĩ thuật viết liền mạch, đưa đều tay. Quy định về khoảng cách chữ là 1 ô đơn vị chữ, khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 ô đơn vị. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh.
VD: viết chữ: trắng - hướng dẫn viết: trang - liền mạch, xong mới đánh dấu t, ă, và dấu sắc - trắng.
+ Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
Để có kết quả chữ viết đẹp ta cần lưu ý sử dụng bút, mực, giấy vở như sau:
- Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
- Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
- Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
- Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
- Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 - 10 g/cây bút là vừa).
Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi - Mài hết hạt gạo sao cho đầu ngòi bút mỏng dẹt.
Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5 - 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.
Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhoè mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.
3. Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh tiểu học hiệu quả nhất
3.1. Sử dụng bút và giấy phù hợp
a. Các thao tác chuẩn bị.
Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực.
Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ, dòng kẻ nghiêng dể luyện chữ nghiêng cho thuận lợi. Định lượng giấy cần lớn hơn 70g/m2.
Chọn mực cần đảm bảo chất lượng độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau sạch mực ở phần đầu ngòi.
Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.
Sửa chữa hỏng hóc thông thường
a. Bút ra mực quá đậm:
Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá rộng, cựa gà quá nhỏ.
Khắc phục: ép lại hai lá ngòi ở phần đầu ngòi sao cho khít lại đủ để ra mực vừa phải.
b. Bút ra ít mực hoặc không ra mực:
Nguyên nhân: Do rãnh thoát mực quá khít, ngòi bút không ôm sát cựa gà, do mực quá đặc hay bị nhiều cặn.
Khắc phục: Lấy lưỡi dao tem tách nhẹ vào rãnh thoát mực làm cho rộng ra. Chèn cho ngòi bút ép sát vào cựa gà. Nếu do mực cặn hoặc quá đặc thì thay mực.
3.2. Dành thời gian luyện chữ cùng trẻ
Để có thể viết chữ đẹp thì việc rèn luyện viết là điều không thể thiếu. Nếu không luyện tập thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng quên kích cỡ chữ nhưng khi đã thành thói quen thì việc viết chữ trở nên vô cùng đơn giản. Phụ huynh cố gắng dành thời gian 30 phút mỗi ngày để luyện chữ cùng trẻ để có hiệu quả hơn nhé.
3.3. Cách cầm bút
Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái. Ngón trỏ và ngón cái giữu chặt thân bút, ngón giữa đỡ thân bút bên dưới.
Bút nghiêng về bên vai phải một góc khoảng 60 độ, không cầm bút thẳng đứng hay ngả về phía trước. Đặt bút nằm trọn trong hõm tay.
Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách giữa tay cầm bút và ngòi bút khoảng 2,5 cm.
3.4. Tư thế ngồi
3.5. Luyện viết từng nét
Luyện viết từng nét: Bắt đầu bằng việc luyện viết từng nét chữ cái, sau đó tiến lên từng nét của từng chữ. Điều này giúp học sinh làm quen và kiểm soát từng đường viết.
3.6. Tập viết từ ngắn đến dài
Học sinh nên bắt đầu bằng việc viết các từ ngắn và dần dần tăng độ phức tạp. Điều này giúp họ xây dựng và cải thiện khả năng viết liền mạch.
Sử dụng bài tập chữ viết: Cung cấp cho học sinh các bài tập chữ viết như viết lại các câu đơn giản, viết chính tả các từ ngắn, viết văn bản ngắn. Điều này giúp họ rèn luyện kỹ năng chữ viết và làm quen với việc sắp xếp câu và ý.
3.7. Khuyến khích viết hàng ngày
Khuyến khích học sinh viết hàng ngày, dành ít nhất 15-20 phút để rèn kỹ năng chữ viết. Điều này giúp cải thiện sự liên tục và tăng cường sự quen thuộc với việc viết.
3.8. Đánh giá và phản hồi
Kiểm tra và đánh giá chữ viết của học sinh thường xuyên. Cung cấp phản hồi tích cực và những điều cần khắc phục để học sinh ngày càng tiến bộ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Bài tập cuối khóa Module 6
-
(Đầy đủ 15 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 9 Cánh Diều
-
Thực hành phân tích việc thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong lớp học trường học tại đơn vị công tác của thầy/cô
-
Ưu nhược điểm của bộ sách Cánh Diều lớp 9
-
Báo cáo đánh giá việc thực hiện sử dụng sách giáo khoa lớp 3
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Tài liệu tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
Lời bài hát An Thần - Low G x Thắng
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Đạo đức lớp 2 sách Cánh Diều
Danh mục SGK mới lớp 8 năm 2024 đủ 3 bộ sách
File PowerPoint tập huấn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn
Bài tập điền d, gi hay r lớp 2