Gợi ý đáp án môn Lịch sử mô đun 3
Gợi ý đáp án Mô đun 3 môn Lịch sử sẽ giúp giáo viên nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn mô đun 3. Mời các thầy cô tham khảo.
Gợi ý học tập môn Lịch sử mô đun 3 được thầy cô gửi đến chia sẻ miễn phí cùng đồng nghiệp những nội dung chung nhất. Nội dung trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.
Đáp án tham khảo Mô đun 3 môn Lịch sử
- Câu 1: Thầy/cô hãy trình bày quan niệm về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”.
- Câu 2: Thầy cô hãy nêu nhận xét về sơ đồ sau đây:
- Câu 3: Theo thầy/cô, năng lực của học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?
- Câu 4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?
- Câu 5 Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín
- Câu 6. Theo thầy/cô, đánh giá thường xuyên có nghĩa là gì?
- Câu 7: Theo thầy/cô, đánh giá định kì có nghĩa là gì?
- Câu 8.Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
- Câu 9. Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
- Câu 10. Thầy, cô thường sử dụng Phương pháp hỏi - đáp trong dạy học như thế nào?
Câu 1: Thầy/cô hãy trình bày quan niệm về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”.
c) Kiểm tra
Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.
b) Đánh giá
- Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.
- Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.
- Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.
Câu 2: Thầy cô hãy nêu nhận xét về sơ đồ sau đây:
- Sơ đồ 1: Trong suốt thế kỉ XX, đánh giá được xem là nguồn cung cấp các chỉ số về việc học tập. Nó tuân theo trình tự: GV thực hiện giảng dạy, kiểm tra kiến thức của HS, tiến hành đánh giá về HS, dựa trên các kết quả kiểm tra đó làm cơ sở cho các hoạt động dạy học tiếp theo.
- Sơ đồ 2: Thời gian gần đây trước những yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh sự phát triển của khoa học đã cung cấp những vấn đề bản chất của hoạt động học thì đánh giá không chỉ dừng ở việc thu thập và phân tích dữ liệu về kết quả học tập mà còn thực hiện các chức năng nhiệm vụ cao hơn với mục đích cuối cùng là sự tiến bộ không ngừng của đối tượng được đánh giá.
Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là quá trình học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của HS (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) cũng được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.
Câu 3: Theo thầy/cô, năng lực của học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra sao?
Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học vào giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong thực tiễn cuộc sống của HS, kết quả đánh giá HS phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và bài tập đã hoàn thành theo các mức độ khác nhau. Thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, GV có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của HS.
Đánh giá năng lực được dựa trên kết quả thực hiện chương trình của tất cả các môn học, các hoạt động giáo dục, là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Câu 4. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?
- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.
- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.
- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.
- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.
Câu 5 Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín
Có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên một vòng tròn khép kín vì kết quả kiểm tra đánh giá lại quay trở lại phục vụ cho việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh trong quá trình học tập.
Câu 6. Theo thầy/cô, đánh giá thường xuyên có nghĩa là gì?
Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá; mục đích chính là khuyến khích học sinh nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của học sinh. Có thể là kiểm tra viết, quan sát, thực hành, đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm học tập…; có thể thông qua các công cụ khác nhau như phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, bảng kiểm tra, hồ sơ học tập…phù hợp với từng tình huống.
Ý nghĩa: Nhằm đưa ra những khuyến nghị để HS tích cực học tập hơn trong thời gian tiếp theo
Vì vậy, khi áp dụng các nguyên tắc kiếm tra đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trong trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh; đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, đồng đều cho học sinh.
Câu 7: Theo thầy/cô, đánh giá định kì có nghĩa là gì?
Khái niệm đánh giá định kì
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.
*Ý nghĩa đánh giá định kì
Đánh giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
Câu 8.Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
Các hình thức bài tự luận: được phân theo 2 hướng: a) Dựa vào độ dài và giới hạn của câu trả lời: - Dạng trả lời hạn chế: Về nội dung: phạm vi đề tài cần giải quyết hạn chế. Về hình thức: độ dài hay số lượng dòng, từ của câu trả lời được hạn chế. Dạng này có ích cho việc đo lường kết quả học tập, đòi hỏi sự lí giải và ứng dụng dữ kiện vào một lĩnh vực chuyên biệt. - Dạng trả lời mở rộng: cho phép HS chọn lựa những dữ kiện thích hợp để tổ chức câu trả lời phù hợp với phán đoán tốt nhất của họ. Dạng này làm cho HS thể hiện khả năng chọn lựa, tổ chức, phối hợp, tuy nhiên làm nảy sinh khó khăn trong quá trình chấm điểm. Có nhiều ý kiến cho rằng chỉ sử dụng dạng này trong lúc giảng dạy để đánh giá sự phát triển năng lực của HS mà thôi b) Dựa vào các mức độ nhận thức: Có 4 loại: - Bài tự luận đo lường khả năng ứng dụng; - Bài tự luận đo lường khả năng phân tích; - Bài tự luận đo lường khả năng tổng hợp; - Bài tự luận đo lường khả năng đánh giá.
Câu 9. Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát. Thông qua đó thấy được thái độ học tập, năng lực xử lí tình huống, phẩm chất của học sinh trong quá trình học tập.
Câu 10. Thầy, cô thường sử dụng Phương pháp hỏi - đáp trong dạy học như thế nào?
Phương pháp này nhằm giúp HS hình thành tri thức mới hoặc giúp HS cần nắm vững, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng, đào sâu những tri thức mà HS đã học. Do vậy tôi thường xuyên sử dụng Phương pháp đặt câu hỏi vấn đáp cung cấp rất nhiều thông tin chính thức và không chính thức về HS. Phương pháp này còn được sử dụng phổ biến ở mọi lớp học và sau mỗi chủ đề dạy học. Đây là phương pháp dạy học thường được sử dụng nhiều nhất
- Tuỳ theo vị trí của phương pháp vấn đáp trong quá trình dạy học, cũng như tuỳ theo mục đích, nội dung của bài, phân biệt những dạng vấn đáp cơ bản sau:
Hỏi - đáp gợi mở: là hình thức GV khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những sự kiện đã quan sát được hoặc những tài liệu đã học được, được sử dụng khi cung cấp tri thức mới. Hình thức này có tác dụng khêu gợi tính tích cực của HS rất mạnh, nhưng cũng đòi hỏi GV phải khéo léo, tránh đi đường vòng, lan man, xa vấn đề.
Hỏi - đáp củng cố: Được sử dụng sau khi giảng tri thức mới, giúp HS củng cố được những tri thức cơ bản nhất và hệ thống hoá chúng: mở rộng và đào sâu những tri thức đã thu lượm được, khắc phục tính thiếu chính xác của việc nắm tri thức.
Hỏi - đáp tổng kết: được sử dụng khi cần dẫn dắt HS khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức đã học sau một vấn đề, một phần, một chương hay một môn học nhất định. Phương pháp này giúp HS phát triển năng lực khái quát hoá, hệ thống hoá, tránh nắm bắt những đơn vị tri thức rời rạc - giúp cho các em phát huy tính mềm dẻo của tư duy.
Hỏi - đáp kiểm tra: được sử dụng trước, trong và sau giờ giảng hoặc sau một vài bài học giúp GV kiểm tra tri thức HS một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung củng cố tri thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp HS tự kiểm tra tri thức của mình.
Như vậy là tuỳ vào mục đích và nội dung bài học, GV có thể sử dụng 1 trong 4 hoặc cả 4 dạng phương pháp vấn đáp nêu trên. Ví dụ: khi dạy bài mới GV dùng dạng vấn đáp gợi mở, sau khi đã cung cấp tri thức mới dùng vấn đáp củng cố để đảm bảo HS nắm chắc và đầy đủ tri thức. Cuối giờ dùng vấn đáp kiểm tra để có thông tin kịp thời từ phía HS. Thông qua loại câu hỏi vấn đáp, GV có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người học, nhờ đó có thể đánh giá được thái độ của người học.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS năm học 2022-2023
-
Bài thu hoạch chức danh nghề nghiệp hạng 3 THPT mới nhất năm 2024
-
Đáp án trắc nghiệm module 9 môn Âm nhạc
-
Đáp án kiểm tra cuối khóa mô đun 2 môn Toán đầy đủ, mới nhất 2024
-
Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27