Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Trà Vinh (10 bài)

Giáo án Giáo dục địa phương 8 Trà Vinh

Giáo án Giáo dục địa phương 8 Trà Vinh file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 8 của tỉnh Trà Vinh giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 8 Trà Vinh file doc 10 bài, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Để xem trọn bộ giáo án GDĐP 8 Trà Vinh 10 bài, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Nội dung giáo án GDĐP 8 Trà Vinh - bài 1

BÀI 1

MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT

TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH

Môn học/Hoạt động giáo dục: GDĐP; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: 03 Tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kể được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.

- Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.

- Thể hiện được hoạt động đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở tỉnh Trà Vinh.

- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Lịch sử:

+ Năng lực nhận thức Lịch sử: Năng lực nhận thức về các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kể thêm một số loại hình nghệ thuật truyền thống ở Trà Vinh mà em biết.

+ Năng lực tìm hiểu Lịch sử: Sưu tầm một số loại hình nghệ thuật của địa phương em

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Lịch sử vào cuộc sống, liện hệ thực tế địa phương.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo giữ gìn loại loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tài liệu tham khảo, kế hoạch giảng dạy

- Tranh ảnh, video…

- Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:

- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho học sinh.

- Học sinh nêu được tên một số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh dựa vào hiểu biết của bản thân và hình ảnh giáo viên cung cấp

b. Nội dung:

- Kể các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh mà em biết.

- HS nhìn vào hình ảnh 1.5, 1.6 và chia sẻ những hiểu biết của mình về các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh và ý nghĩa của các loại hình nghệ thuật ấy.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- Trà Vinh có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như đờn ca tài tử, cải lương của người Kinh; sân khấu kịch hát Dù kê, múa Rom vong (Lâm thôn) của người Khmer; múa Lân Sư Rồng của người Hoa…

- HS nhìn vào hình ảnh và chia sẻ:

1. Hình 1.5. Biểu diễn nghệ thuật Đờn ca tài tử.

2. Hình 1.6. Hình minh hoạ hoá trang một nhân vật trong nghệ thuật sân khấu Dù Kê

- Ý nghĩa: Các loại hình nghệ thuật truyền thống như đờn ca tài tử Nam Bộ, hát Dù Kê (của đồng bào dân tộc Khmer) ở Trà Vinh đã gắn bó qua nhiều thế hệ, từ lâu đã trở thành một nguồn động lực tinh thần to lớn của cộng đồng; giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn, cảm nhận cuộc sống tích cực hơn và thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ: học sinh tham gia thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 3 phút.

Bước 3: HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: GV chuẩn kiến thức và vào bài mới.

GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.

Trà Vinh là vùng đất giàu loại hình nghệ thuật truyền thống. Từ thời Vương quốc Phù Nam sự tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Hin-đu giáo và Phật giáo đã làm đa dạng loại hình nghệ thuật truyền thống của vùng đất này và trở thành sức mạnh đoàn kết trong các dân tộc. Tiết học này cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở Trà Vinh nhé!.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Đờn ca tài tử Nam Bộ:

a. Mục tiêu:

- Kể được tên 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh

- Trình bày được khái quát nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm nổi bật , giá trị của 1 số loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu ở tỉnh trà Vinh.

- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.

b. Nội dung

Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.5, thông tin trong tài liệu và kiến thức đã học, em hãy trả lời một số câu hỏi sau:

1/ Loại hình nghệ thuật truyền thống Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời ở thế kỉ nào?

2/ Kể tên 1 số nhạc cụ trong Đờn ca tài tử?

3/ Em hãy trình bày nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm nổi bật, giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ?

4/ Em hãy kể tên 1số nghệ nhân đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về lĩnh vực Đờn ca tài tử?

c. Sản Phẩm:

Câu trả lời và sản phẩm thảo luận của học sinh.

Học sinh nêu cảm nhận của em về loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cặp đôi, theo bàn, nhóm (khoảng 10 phút)

Bước 3: Báo cáo kết quả.

- HS trả lời câu hỏi.

- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh

- Chuẩn kiến thức:

+ Đờn ca tài tử là 1 loại hình nghệ thuật đặc sắc, ra đời vào cuối thế kỉ XIX bắt nguồn từ nhạc Lễ, nhã nhạc Cung đình Huế và văn học dân gian; được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 05/12/2013, phổ biến và lan toả khắp 21 tỉnh phía Nam nước ta (trong đó có tỉnh Trà Vinh)., miền Nam có sức

+ Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca do những người bình dân, thanh niên nam, nữ nông thôn Nam Bộ ca hát sau những giờ lao động vất vả.

+ Là loại hình biểu diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại đàn (còn gọi là tứ tuyệt) gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. (về sau có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây đàn guitar phím lớn)

+ Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quí mến, học hỏi nhau tài nghệ, văn hoá ứng xử, đạo đức góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng hướng tới giá trị” chân, thiện, mĩ” và thường không câu nệ về trang phục, cũng như rất đa dạng về nơi biểu diễn.

2.2. Sân khấu ca kịch Dù Kê:

a. Mục tiêu:

- Trình bày quá trình hình thành và phát triển các nghề sân khấu ca kịch Dù Kê.

- Thu thập được thông tin để quảng bá và giới thiệu nghề đến cả nước và thế giới.

- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh nhà.

b. Nội dung

- Nêu cảm nhận của em về loại hình nghệ thuật Sân khấu ca kịch Dù Kê.

- Chia sẻ những việc em nên làm nhằm giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật Sân khấu ca kịch Dù Kê.

d. Sản Phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cặp đôi/ theo bàn/ nhóm (15 phút)

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS trả lời câu hỏi.

- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh

- Chuẩn kiến thức:

+ Sân khấu ca kịch Dù Kê là kịch hát truyền thống kết hợp ca hát và nhảy múa của của dân tộc Khmer và là "một ban hòa tấu của cả nhạc cụ truyền thống và hiện đại”. Dù Kê là một “đặc sản” của người Khmer Nam Bộ, phát triển sang đất nước Campuchia vào những năm 1930 dưới tên gọi là La khon Bassac.

+ Hát Dù Kê là loại hình mà người Khmer vẫn giữ được nét truyền thống nguyên bản. Hát bằng tiếng Khmer; tiếng hát luôn đi kèm với một số nhạc cụ, và điệu múa phụ họa. Thường được biểu diễn tại các lễ hội ở chùa, đám cưới, lễ hội sinh hoạt văn nghệ…

+ Những câu chuyện thường là về nhiều bản sinh kinh khác nhau hoặc những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật.

+ Cách hoá trang của Dù Kê tương tự như Tuồng hay Kinh kịch. Tuy nhiên vẫn giữ được nét văn hoá của người Khmer.

+ Các buổi biểu diễn của hát dù kê thường được bắt đầu bằng một màn múa được gọi là ro băm dù kê hom rong, được sử dụng để cầu khẩn và được thực hiện trong một vòng tròn để người xem có thể nhìn thấy nó từ mọi góc độ.

................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 429
0 Bình luận
Sắp xếp theo