Đáp án thi tìm hiểu Truyền thống 75 năm Lực lượng vũ trang Quân khu 2

Cuộc thi tìm hiểu Truyền thống 75 năm Lực lượng vũ trang Quân khu 2 được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Quân khu 2, qua đó động viên cán bộ, chiến sĩ ra sức thi đua xây dựng LLVT Quân khu ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Sau đây là đáp án tham khảo, mời các bạn cùng xem.

Bài dự thi tìm hiểu Quân khu 2

Câu hỏi 1: Quân khu 2 được thành lập ngày, tháng, năm nào? Vì sao ngày đó được lấy làm Ngày truyền thống của LLVT Quân khu?

Quân khu 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong bảy quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu bảo vệ chín tỉnh phía Tây miền Bắc là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La.

Ngày 19 tháng 10 năm 1946, thành lập Chiến khu 10 gồm các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên và huyện Mai Đà (Hoà Bình). Tư lệnh là Bằng Giang, Chính ủy là Tạ Xuân Thu.

Vì vậy ngày 19/10/1946 chính là ngày Quân khu 2 được thành lập

Câu hỏi 2: Quân khu 2 hiện nay có mấy tỉnh? Vì sao nói Quân khu 2 là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về Quốc phòng – An ninh?

Địa bàn Quân khu 2 gồm năm tỉnh (ngày nay là chín tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu), với diện tích 65.157 km2; có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 765,5km và Cộng hòa DCND Lào là 610km: Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trên hướng bắc và tây bắc của Tổ quốc.

Địa bàn Quân khu 2 có vị trí chiến lược rất quan trọng trong thế trận quốc phòng – an ninh của cả nước, án ngữ vùng Tây Bắc rộng lớn, có đường biên giới quốc gia dài 1.373,5 km (phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc 763,5km, phía Tây giáp 3 tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng và Phông Sa Lỳ – Lào 610km).

– Là địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…

– Là một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng. Trong thời kỳ đầu dựng nước là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước.

– Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Quân khu 2 vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương vững chắc; vừa làm tròn nhiệm vụ dân tộc vừa làm tròn nhiệm vụ quốc tế.

– Trong công cuộc đổi mới hiện nay, địa bàn Quân khu 2 là một trong những trọng điểm chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhất là trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ mà chúng đang áp dụng.

Câu hỏi 3: Nêu những đóng góp tiêu biểu của LLVT Quân khu và Nhân dân các dân tộc Tây Bắc trong các thời kỳ (chống thực dân pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc). Đến nay LLVT Quân khu có bao nhiêu tập thể, cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT Nhân dân; LLVT Quân khu đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng bao nhiêu Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Quân công?

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Tây Bắc luôn nêu cao phẩm chất anh hùng cách mạng, với tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” và “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”… Các phong trào "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "tay búa, tay súng", "tay cày, tay súng", "phụ nữ ba đảm đang", "thanh niên ba sẵn sàng"… đã được quân và dân Tây Bắc sôi nổi hưởng ứng. LLVT Quân khu Tây Bắc đã hăng hái thi đua huấn luyện, sẵn sàng lên đường chi viện cho tiền tuyến, đóng góp sức người, sức của cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với đồng bào và chiến sĩ cả nước, trong cuộc kháng chiến này, gần 21 vạn thanh niên con em các dân tộc Tây Bắc đã hăng hái lên đường chiến đấu ở các chiến trường vừa góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, vừa làm tròn nghĩa vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Lực lượng phòng không ba thứ quân của Quân khu đã chiến đấu dũng cảm, phối hợp cùng với các lực lượng phòng không của Bộ bắn rơi 339 máy bay của giặc Mỹ. Chiến công to lớn đó đã trở thành niềm tự hào của quân, dân các dân tộc Tây Bắc. Đầu năm 1975, một bộ phận LLVT Quân khu 2 vinh dự được tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 316 đã cùng với đơn vị bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Buôn Ma Thuật, trận mở màn có ý nghĩa then chốt chiến lược của Chiến dịch Tây Nguyên và tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn tài trí thông minh, sáng tạo của Đảng, của Bác Hồ đã huy động được sức mạnh tổng hợp dân tộc Việt Nam gắn với sức mạnh to lớn của thời đại. Sức mạnh dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh với sức mạnh của phong trào vì hoà bình và tiến bộ trên toàn thế giới. Là thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam được Đảng, Bác Hồ lãnh đạo để hai miền Nam-Bắc toả sáng, làm nên chiến thắng diệu kỳ của một dân tộc nhỏ đã đánh thắng hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Nối tiếp truyền thống trong các cuộc kháng chiến, LLVT Quân khu 2 luôn khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Giúp bạn là tự giúp mình", quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã đoàn kết, sát cánh cùng quân đội và nhân dân Lào chiến đấu chống kẻ thù chung, làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả, góp phần xây đắp tình đoàn kết hữu nghị và liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai nước Việt – Lào. Những năm gần đây, các đơn vị của Quân khu đã tổ chức kết nghĩa với các đơn vị Bắc Lào và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp các tỉnh Bắc Lào như xây dựng thao trường huấn luyện, nhà kho vũ khí; phối hợp với địa phương bạn khảo sát xây nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách các tỉnh Bắc Lào; tham mưu giúp bạn kiện toàn các tổ chính trị xã hội phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình, xây dựng môi trường văn hoá, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt- Lào.

Sau hơn 30 năm đổi mới, quân và dân trên địa bàn Quân khu 2 đã tập trung nỗ lực, củng cố tăng cường tiềm lực quốc phòng, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn, giữ vững an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi thủ đoạn "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của kẻ thù. Đồng thời sẵn sàng ứng phó với các tình huống phức tạp có thể xảy ra, làm tốt công tác vận động quần chúng, tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, phòng chống thiên tai, xây dựng "môi trường văn hoá" gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới; củng cố và tăng cường mối đại đoàn kết toàn dân, hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" ngày càng trở nên thân thuộc hơn, cao đẹp hơn trong lòng các dân tộc Tây Bắc; xứng đáng với truyền thống "Trung thành – Tự lực – Đoàn kết – Anh dũng – Chiến thắng", góp phần tô thắm thêm truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Ghi nhận những chiến công và thành tích đó, các đơn vị thuộc LLVT Quân khu 2 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 6 Huân chương Sao vàng, 8 Huân chương Hồ Chí Minh; 176 tập thể và 107 cá nhân được phong tặng Danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân; 1.338 bà mẹ được phong tặng Danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam Anh hùng"; hàng vạn cán bộ, chiến sĩ được tặng huân, huy chương.

Trong giai đoạn hiện nay, dù bất kỳ trong hoàn cảnh nào, LLVT Quân khu cũng thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, LLVT Quân khu tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tập trung nâng cao sức mạnh chiến đấu, trước mắt là tổ chức đại hội Đảng các cấp; tổ chức huấn luyện SSCĐ; cùng toàn dân phòng, chống đại dịch Covid-19; LLVT Quân khu cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và giữ vững ổn định chính trị – xã hội, xây dựng vùng Tây Bắc của Tổ quốc ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Câu hỏi 4: Nêu thời gian diễn ra các kỳ Đại hội Đảng bộ Quân khu? Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân khu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo như thế nào?

Tính đến nay, Đảng bộ Quân đội đã tổ chức 11 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội đều là sự kiện chính trị quan trọng của toàn quân, toàn dân gắn với nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội; đồng thời đánh dấu những bước phát triển của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cấp ủy đảng trong toàn quân.

Nhân dịp tổ chức Đại hội lần thứ XI, Báo Quân khu 2 giới thiệu vắn tắt các kỳ đại hội của Đảng bộ Quân đội.

* Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ I: Diễn ra từ ngày 17-21/7/1960. Đại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện. Đại hội diễn ra trong bối cảnh miền Bắc vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau kháng chiến chống Pháp và cải cách ruộng đất, đi lên CNXH; miền Nam, Phong trào Đồng Khởi bùng nổ đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ lan rộng toàn miền. Đại hội đã đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng Quân đội từ Đại hội II của Đảng (2/1951); xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu lãnh đạo nhiệm vụ quân sự; tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện đại hội đảng toàn quốc và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III.

* Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ II: Từ ngày 16-22/1/1976, trong bối cảnh đất nước vừa thống nhất, vừa hoàn thành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên. Đại hội đã thảo luận, quyết định phương hướng, biện pháp chủ yếu lãnh đạo toàn quân thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội thời kỳ 1976-1980; thảo luận đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của BCHTW (khóa III) trình Đại hội IV của Đảng và bầu 178 đại biểu đi dự Đại hội IV của Đảng.

* Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ III: Từ 15-19/01/1982 tại Hà Nội, có 442 đại biểu tham dự. Đại hội đã thảo luận dự thảo các văn kiện của BCHTW (khóa IV) trình Đại hội V của Đảng; thảo luận và quyết nghị những chủ trương, biện pháp khắc phục khó khăn trong lãnh đạo, tổ chức xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng. Đại hội đã bầu 93 đồng chí đi dự Đại hội lần thứ V của Đảng.

* Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ IV: diễn ra từ 13 đến 18/10/1986, tại Hà Nội, có 437 đại biểu. Đại hội nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị của BCHTW và Kết luận của Bộ Chính trị (khóa V); đóng góp nhiều ý kiến có giá trị vào việc bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương đường lối đổi mới trình Đại hội Đảng toàn quốc và bầu 71 đại biểu đi dự Đại hội VI của Đảng.

* Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ V diễn ra từ 23-27/4/1991, tại Hà Nội, có 324 đại biểu tham dự đại hội. Đại hội đã thảo luận dự thảo các văn kiện của BCHTW (khóa VI) trình Đại hội VII của Đảng; dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000”, “Báo cáo xây dựng Đảng và Điều lệ Đảng sửa đổi”. Đại hội tiến hành thảo luận về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng quân đội trong tình hình mới.. Đại hội đã bầu 58 đại biểu chính thức và 5 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội VII của Đảng.

* Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ VI diễn ra từ 6-9/5/1996, tại Hà Nội với 350 đại biểu tham dự. Đại hội tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; nghiên cứu thảo luận Báo cáo chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và xây dựng quân đội và bầu đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VII: diễn ra từ ngày 3-5/01/2001 với 358 đại biểu. Đại hội đã tập trung thảo luận dự thảo văn kiện của Đảng ủy Quân sự Trung ương và bài phát biểu của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nhiệm kỳ 1996-2000 và 15 năm đổi mới, đại hội đã đề ra nhiệm vụ những năm đầu thế kỷ 21 và nhiệm kỳ 2001-2005.

* Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII diễn ra từ 26-29/1/2005 tại Hà Nội với có 399 đại biểu tham dự. Đại hội đã đóng góp ý kiến vào các văn kiện của BCHTW (khóa IX) trình Đại hội X của Đảng; thảo luận đóng góp ý kiến vào Báo cáo Chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương và bầu đoàn đại biểu của Đảng bộ Quân đội gồm 31 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội lần thứ X của Đảng.

* Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX diễn ra từ 19-2/9/2010. Tham dự đại hội có 450 đại biểu. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII, xác định phương hướng, mục tiêu, chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân đội trong 5 năm 2010-2015, thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo các văn kiện của BCHTW (khóa X) trình Đại hội XI của Đảng; bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

* Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X diễn ra từ 21-2/9/2015, có 450 đại biểu tham dự. Đại hội đã thảo luận đề ra phương hướng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tổ chức, xây dựng Quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội XII của Đảng gồm 40 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI diễn ra từ ngày 27-30/9/2020, tham dự đại hội có 450 đại biểu. Đại hội được tiến hành theo Phương châm: “Đoàn kết – Trí tuệ – Bản lĩnh – Dân chủ – Kỷ cương”; với chủ đề: “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu; xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại, làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đại hội thực hiện nhiệm vụ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân đội 5 năm tới; kiểm điểm công tác lãnh đạo của Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Trung ương trình Đại hội XIII của Đảng và bầu đoàn đại biểu Đảng bộ Quân đội tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Câu hỏi 5: Những nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Quân khu qua 75 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành? Những bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng LLVT Quân khu vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức?

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, địa bàn Quân khu 2 luôn có vị trí chiến lược rất quan trọng về quốc phòng – an ninh. Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân khu 2 là thủ đô kháng chiến, là địa bàn diễn ra nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh lớn, như Chiến dịch Thu Đông 1947, Chiến dịch Biên Giới 1950… đỉnh cao là Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, quân và dân các dân tộc Tây Bắc đã góp phần làm nên chiến thắng“Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ, chấm dứt gần một thế kỷ xâm lược đất nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, Quân khu 2 là hậu phương chiến lược cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn Miền Nam, trực tiếp đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng đường không của chúng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược tới thắng lợi hoàn toàn.

Những phần thưởng cao quý Lực lượng vũ trang Quân khu được tặng thưởng trong 75 năm qua.

* LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng.

– 1 Huân chương Độc lập – Tặng thưởng năm 1965.

– 2 Huân chương Sao vàng – Tặng thưởng năm 1985, 2011.

– 2 Huân chương Hồ Chí Minh – Tặng thưởng năm 1979, 2002.

– 3 Huân chương Quân công (1 Huân chương Quân công hạng Nhất – năm 1984, 1 Huân chương Quân Công hạng Nhì – năm 1983, 1 Huân chương Quân công hạng Nhất – năm 2016).

– 1 Cờ thưởng Luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng năm 1983.

– 2 Cờ thưởng Luân lưu của Chính phủ (năm 1985, 1986).

* Các tập thể, cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Mẹ Việt Nam anh hùng

– 316 tập thể và 116 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

– 3.149 bà Mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

* Các tập thể, đơn vị, địa phương và cá nhân trong LLVT Quân khu được khen thưởng

– 5 Huân chương Sao vàng tặng thưởng cho quân và dân 5 tỉnh:

+ Quân và dân tỉnh Hà Tuyên (nay là Tuyên Quang và Hà Giang).

+ Quân và dân tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Yên Bái và Lào Cai).

+ Quân và dân tỉnh Lai Châu (nay là Lai Châu và Điện Biên).

+ Quân và dân tỉnh Sơn La.

+ Quân và dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ).

– 6 Huân chương Hồ Chí Minh:

+ Sư đoàn 316.

+ Quân và dân tỉnh Hà Tuyên (nay là Tuyên Quang và Hà Giang).

+ Quân và dân tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Yên Bái và Lào Cai).

+ Quân và dân tỉnh Lai Châu (nay là Lai Châu và Điện Biên).

+ Quân và dân tỉnh Sơn La.

+ Quân và dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ).

– 41 Huân chương Độc lập.

– 1.027 Huân chương Quân công và 8.570 Huân chương Chiến công.

– 10.146 cán bộ, chiến sỹ được tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến.

– 19 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất, nhì, ba.

– 2 Huân chương Lao động hạng ba.

– 6 Cờ thưởng Luân lưu của Chủ tịch nước:

+ Trung đoàn 148 (Trung đoàn Sơn La anh dũng – Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng năm 1948).

+ Quân và dân tỉnh Sơn La (Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng năm 1965).

+ Dân quân xã Tiền Châu, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú (Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng năm 1972).

+ Quân và dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng năm 1977).

+ Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Yên Bái và Lào Cai).

+ Trung đoàn 82.

– 41 Cờ thưởng Luân lưu của Thủ tướng Chính phủ.

– 118 Cờ thưởng Luân lưu của Bộ Quốc phòng

* Đảng, Nhà nước bạn Lào và Campuchia, tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và các phần thưởng cao quý khác cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong làm nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn.

75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng; được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tin yêu, đùm bọc; phấn khởi tự hào về truyền thống vẻ vang của mình, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu nguyện giữ vững và phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết nhất trí, tiếp bước thế hệ cha anh, mãi mãi xứng đáng truyền thống “Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng” và xứng đáng với những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước trao tặng. Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, kiên định vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng Quân khu ngày càng vững mạnh, xứng đáng là địa bàn chiến lược quan trọng, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Câu hỏi 6: Bằng tình cảm của mình đồng chí hãy nêu những suy nghĩ về truyền thống LLVT Quân khu và đề xuất sáng kiến, giải pháp để xây dựng LLVT Quân khu vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” trong thời gian tới?

Trên đây là Đáp án thi tìm hiểu Truyền thống 75 năm Lực lượng vũ trang Quân khu 2 mà chúng tôi sưu tầm, tổng hợp được từ các nguồn.

 Mời các bạn tham khảo thêm đáp án các cuộc thi khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 725
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi