Đáp án tập huấn Ngữ Văn lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đáp án tập huấn Ngữ Văn lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống là đáp án để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành bài tập trong tập huấn sử dụng SGK mới lớp 6 sử dụng từ năm học 2021-2022 của Nhà xuất bản Giáo dục.

Đáp án trắc nghiệm chương trình tập huấn SGK mới lớp 6

Câu hỏi 1. Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội dung nào khác?

A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, hướng dẫn ôn tập, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, hướng dẫn ôn tập, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

Câu hỏi 2. Các bài học trong SGK Ngữ văn 6 được thiết kế như thế nào?

A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau.

B. Có 10 bài học, trong đó có 9 bài có cấu trúc giống nhau.

C. Có 10 bài, trong đó mỗi tập có một bài có cấu trúc khác biệt.

D. Có 10 bài học, tùy ngữ liệu chính thuộc thể loại, loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi.

Câu hỏi 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một thể loại hay loại VB.

B. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về thể loại hay loại VB.

C. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc thể loại hay loại VB chính của bài.

D. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các thể loại hay loại VB đa dạng, linh hoạt.

Câu hỏi 4. Ngữ liệu trong Ngữ văn 6 thuộc các thể loại, loại VB nào?

A. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí, kịch), VB nghị luận, VB thông tin

B. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí), VB nghị luận, VB thông tin

C. VB văn học (truyện, thơ, du kí, kịch), VB nghị luận, VB thông tin

D. VB văn học (truyện, thơ, du kí), VB nghị luận, VB thông tin

Câu hỏi 5. Mục tiêu CƠ BẢN của hoạt động Khởi động trước khi đọc VB trong các bài học của Ngữ văn 6 là gì?

A. Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng từ bài học cũ để học bài học mới.

B. Giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm đã có vào việc học VB mới.

C. Giúp HS ôn tập bài cũ, kết nối bài học cũ với bài học mới.

D. Giúp HS có hứng thú để khám phá VB mới.

Câu hỏi 6. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 6?

A. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc.

B. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.

C. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB.

D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.

Đáp án: C

Câu hỏi 7. Mục tiêu phát triển kĩ năng đọc VB truyện được thực hiện chủ yếu ở những bài nào?

A. Bài 1, bài 3, bài 6, bài 7

B. Bài 1, bài 4, bài 6, bài 7

C. Bài 1, bài 3, bài 7, bài 10

D. Bài 1, bài 5, bài 6, bài 7

Câu hỏi 8. Trong Ngữ văn 6, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

A. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

B. Thực hành đọc VB thứ 4 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

C. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu thích.

Câu hỏi 9. Trong SGK Ngữ văn 6, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?

A. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt một VB.

B. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện dân gian; viết biên bản; tóm tắt một VB.

C. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyền thuyết; viết biên bản; tóm tắt một VB.

D. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt một VB.

Câu hỏi 10. Trong SGK Ngữ văn 6, kĩ năng viết của HS được rèn luyện thông qua những hoạt động nào?

A. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài.

B. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết đoạn văn hoặc VB theo kiểu bài.

C. Viết ngắn trước khi đọc, viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài.

D. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài, viết tóm tắt kết quả trao đổi.

Câu hỏi 11. Mục đích chính của việc phân tích bài viết tham khảo là gì?

A. Giúp HS nắm được cách trình bày vấn đề của tác giả để thực hành theo.

B. Giúp HS học cách viết bài văn cho hấp dẫn, có nhiều ý tưởng sáng tạo.

C. Giúp HS khai thác để sử dụng các thông tin, ý tưởng mà tác giả đã dùng trong bài.

D. Giúp HS học cách tác giả triển khai VB đáp ứng yêu cầu đối với kiểu bài.

Câu hỏi 12. Việc đưa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt vào sách phải bảo đảm tiêu chí nào?

A. Bảo đảm trang bị cho HS các kiến thức về văn học và tiếng Việt một cách hệ thống.

B. Tích hợp kiến thức văn học với kiến thức tiếng Việt trên cơ sở lấy kiến thức văn học làm trọng tâm.

C. Bảo đảm phục vụ hiệu quả cho việc phát triển kĩ năng đọc hiểu VB và tạo tiền đề cho việc phát triển các kĩ năng viết, nói và nghe.

D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng.

Câu hỏi 13. Nội dung của hoạt động nói và nghe trong mỗi bài được thiết kế dựa vào nguyên tắc nào?

A. Kết nối với nội dung viết.

B. Dựa vào chủ đề của bài học.

C. Kết nối với nội dung viết hoặc đọc.

D. Linh hoạt theo từng bài học.

Câu hỏi 14. Trong hoạt động nói và nghe ở từng bài học, tính tích cực của người nghe được thể hiện như thế nào?

A. Tạo ra bối cảnh giao tiếp sống động cho hoạt động nói đạt hiệu quả cao.

B. Giữ vai trò điều chỉnh hoạt động nói hướng vào trọng tâm vấn đề được đặt ra.

C. Rèn luyện được kĩ năng tập trung sự chú ý để nắm bắt ý kiến của người nói.

D. Tạo môi trường phản hồi tích cực đối với hoạt động nói, xây dựng quan hệ tương tác chặt chẽ giữa người nói và người nghe.

Câu hỏi 15. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ngữ văn 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống khác hoàn toàn với Ngữ văn 6 cũ (theo Chương trình năm 2006).

B. Bài dạy được quay clip là bài dạy mẫu, GV cần theo đúng quy trình được thực hiện trong các bài dạy đó.

C. Với Ngữ văn 6, GV có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau.

D. Ngữ văn 6 đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS chỉ dựa trên đề kiểm tra cuối học kì và cuối năm học.

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6 trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 7.465
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm