6 cách giảm khàn tiếng, nói hụt hơi lúc đang giảng bài dành cho giáo viên tiểu học

Giáo viên là những người sử dụng giọng nói làm công cụ lao động, vì vậy mà họ thường xuyên bị khản tiếng, đau họng, viêm thanh quản mạn tính. Sau đây là 6 cách giảm khàn tiếng, nói hụt hơi lúc đang giảng bài dành cho giáo viên tiểu học.

1. Luyện tập để làm chủ giọng nói từ bên trong

Khi nói cần làm chủ luồng khí đi từ bụng, từ phổi qua thanh quản tạo âm thanh và âm thanh vang trong khoang miệng để bảo vệ thanh quản. Không tạo âm thanh vang từ cổ họng, không nên đưa luồng hơi qua khoang mũi như vậy sẽ điều chỉnh được âm lượng hiệu quả. Lùa hơi vào cùng từ khi nói, giữ khí trong bụng và tạo thành dòng khí quay vòng không để khí thoát ra mà không kiểm soát được... Có 3 thứ cần phải luyện tập để kiểm soát đó là: luồng khí, miệng và lưỡi.

Thầy cô tập thở bụng giống như trẻ con thở nhé. Giữ khí thật lâu mỗi lần hít vào giữ lâu nhất có thể. Làm vậy để luyện năng lượng và nội lực kiểu tập khí công. Khi nói kiểm soát luồng hơi không để ra tự do mà tuỳ theo trường độ, cường độ và cao độ của từ mà điều chỉnh luồng hơi từ bụng qua thanh quản tạo âm thanh. Không để âm thanh vang tại thanh quản mà vang tại khoang miệng. Những âm tiết có nguyên âm a, á,e o.. là âm rộng há miệng để lấy hơi vào cùng từ mà không cần dừng lại để lấy hơi. Khi luồng hơi vào lại khiểm soát nó quay vòng như trên. Ngoài ra, thầy cô có thể luyện thêm khí công để tăng nội lực, các bài tập về khí, ngồi thiền... rất hiệu quả.

2. Xúc miệng nước muối sinh lý hàng ngày

Nước muối sinh lý có thể giúp đẩy lùi khản tiếng và làm dịu cổ họng đau rát của bạn nhanh hơn tưởng tượng. Tốt nhất, để hiệu quả cao nhất thì bạn nên dùng loại nước muối sinh lý 0,9% đóng chai. Muối được đánh giá có tác dụng kháng khuẩn, chữa viêm đường hô hấp trên hiệu quả, giúp loại bỏ tất cả các vi trùng ở cổ họng và làm dịu cơn đau họng.

6 cách giảm khàn tiếng, nói hụt hơi lúc đang giảng bài dành cho giáo viên tiểu học

3. Sử dụng máy trợ giảng

Máy trợ giảng có độ khuếch đại âm thanh lớn nên người sử dụng không phải nói to khi truyền đạt nội dung, thông tin giúp bảo vệ thanh quản của bạn tốt hơn. Chính vì thế mà giáo viên, những người làm nghề bán hàng hay hướng dẫn viên du lịch rất yêu thích dòng sản phẩm này.

5 lợi ích khi dùng máy trợ giảng:

  • Với phòng học rộng nếu nói bằng miệng thì âm thanh sẽ không đủ to để học sinh có thể nghe rõ được. Vì thế việc sử dụng máy trợ giảng sẽ giúp người nghe dễ nghe hơn. Âm thanh của máy trợ giảng phát ra to nên người nghe không cần phải cố gắng để nghe bài giảng.
  • Giúp giáo viên không phải nói to nên đỡ tốn hơi và sức lực để giảng dạy.
  • Hạn chế bị khản tiếng, viêm họng hay các bệnh về đường họng khi phải nói nhiều.
  • Có thể mở nhạc hay mở một bài thu âm đã thu sẵn cho các học sinh nghe khi cần thiết hoặc các giáo viên giảng dạy tiếng Anh thu sẵn một bài giảng vào và đến lớp phát cho học sinh nghe. Giúp giáo viên không phải nói nhiều trên lớp.
  • Một số máy trợ giảng còn trang bị micro cài tai, micro cài ve áo giúp giáo viên giảng dạy trông chuyên nghiệp hơn.

4. Nói ít, nói nhẹ nhàng

Thầy cô tập nói nhỏ kiểu văn phòng khi giảng bài và chỉ huy học sinh, cố gắng ổn định học sinh trật tự bằng cách làm mặt nghiêm... để học sinh không ồn không nói leo để giáo viên không phải giảng to. Giờ ra chơi không nói nhiều với đồng nghiệp, không uống nước đá.

"Giáo viên nên thay đổi phương pháp quản lý lớp, có thể tìm cách nào mình nói nhỏ mà như hét, nói to mà như tâm sự với trò." Ý kiến của một giáo viên đã đi dạy lâu năm.

5. Thường xuyên hớp nước khi giảng đừng để họng khô

Thông thường là do bạn bị thiếu nước, khiến cổ họng bị khô rát, dẫn đến triệu chứng đau họng, khàn tiếng. Và để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tập thói quen thường xuyên hớp nước khi giảng bài, để cổ họng không bị khô, giọng cũng không khàn.

6. Mẹo chữa khàn tiếng từ dân gian

1. Trị khản tiếng bằng mật ong hấp quất: Mỗi ngày, sử dụng 6 thìa siro mật ong quất là bài thuốc dân gian cho hiệu quả rất nhanh chóng để giúp bạn lấy lại chất giọng trong trẻo.

Cách làm: Quả quất còn xanh, rửa sạch, bổ đôi rồi bỏ hạt. Sau đó, cho quả quất vào bát, đổ mật ong ngập phần quất và trộn đều quyện thành dung dịch siro là có thể dùng cả siro lẫn miếng quất.

2. Trị khản tiếng bằng gừng, chanh và muối: Là một sự kết hợp khá tốt để giảm thiểu những gì có thể ảnh hưởng tới cổ họng, giúp làm dịu sự ngứa rát ở cổ họng của bạn. Bạn có thể tự pha nước gừng để uống như nước trái cây, sau đó nhớ thêm chanh và muối vào cốc nước gừng vừa pha nhé.

3. Trị khản tiếng bằng trà, chanh và muối: Sự phối hợp giữa các nguyên liệu này là cách điều trị tốt cho tình trạng khản tiếng, mất tiếng và nhanh chóng làm dịu cổ họng của bạn. Chúng cũng giúp cải thiện tình trạng đau họng. Bạn hãy rót một cốc trà đầy, đổ nước cốt chanh và 02 muỗng canh muối vào khuấy đều. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày nhiều lần.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 391
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm