10 câu hỏi đáp môn TNXH theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Chương trình các môn học ở chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Sau đây là 10 câu hỏi đáp môn TNXH theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tổng hợp hỏi đáp về chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn TNXH
- Câu hỏi 1: SGK Tự nhiên xã hội 1 mới được cấu trúc như thế nào?
- Câu hỏi 2. Cách cấu trúc một chủ đề trong SGK Tự nhiên và xã hội 1 mới có gì khác so với SGK hiện hành?
- Câu hỏi 3. Mỗi bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 có cấu trúc như thế nào?
- Câu hỏi 4. Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1, HS được tham gia các dự án học tập. Đề nghị tác giả nói rõ hơn về các dự án này
- Câu hỏi 5. Khi tổ chức các hoạt động học tập trong mỗi bài học, cần lưu ý điều gì?
- Câu hỏi 6. SGK giúp HS trải nghiệm như thế nào?
- Câu hỏi 7. SGK có những nội dung nào khác so với SGK hiện hành?
- Câu hỏi 8. Hoạt động khởi động của bài học trong SGK có phải là mục “kiểm tra bài cũ” trong chương trình hiện hành?
- Câu hỏi 9. Mỗi bài học trong sách gồm 2 hay 3 tiết. Mỗi tiết học được trình bày trong 2 trang mở. Khi dạy học GV có được phép điều chỉnh ranh giới phân tiết đó không?
- Câu hỏi 10. Mỗi bài học trong SGK đều bao gồm 4 hoạt động: khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và được sắp xếp theo đúng trật tự như vậy. Trong quá trình dạy học GV có quyền được thay đổi trật tự đó không?
Câu hỏi 1: SGK Tự nhiên xã hội 1 mới được cấu trúc như thế nào?
Khác với SGK Tự nhiên và Xã hội 1 hiện hành (chỉ gồm 3 chủ đề), SGK Tự nhiên và xã hội 1 theo Chương trình GDPT mới được cấu trúc gồm 6 chủ đề và sắp xếp theo trật tự các chủ đề trong Chương trình GDPT mới môn TNXH. Đó là: 1. Gia đình; 2. Trường học; 3. Cộng đồng địa phương; 4. Thực vật và động vật; 5. Con người và sức khoẻ; 6. Trái Đất và bầu trời. Các bài học trong sách là những câu chuyện xung quanh 2 bạn HS lớp 1A: Minh và Hoa - hai nhân vật chính của cuốn sách. Ngoài ra, Mặt Trời cũng là một nhân vật xuyên suốt của sách, có vai trò chỉ dẫn, nhắc nhở hoặc chốt lại kiến thức bài học,…
Câu hỏi 2. Cách cấu trúc một chủ đề trong SGK Tự nhiên và xã hội 1 mới có gì khác so với SGK hiện hành?
Giống như SGK hiện hành, mỗi chủ đề trong SGK Tự nhiên và xã hội 1 mới bao gồm các bài học mới và bài ôn tập ở cuối chủ đề. Tuy nhiên, điểm ở SGK mới, tên các bài học được đặt rất gần gũi và thân thiện với HS. Điểm mới nổi bật của cuốn sách đó là: Cuối mỗi bài học là những kiến thức cốt lõi HS học được và một hình ảnh để định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Với các hình này, HS quan sát và nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn nhỏ trong hình, thảo luận hay đóng vai theo tình huống đó hay tình huống tương tự. Qua đó, HS sẽ liên hệ với bản thân để có thể tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình cho phù hợp. Ở cuối mỗi bài ôn tập đều có nội dung tự đánh giá. Nội dung trong khung chữ là những gợi ý cụ thể cho việc tự đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với định hướng đổi mới đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông mới. GV cũng có thể căn cứ vào đó để đánh giá HS. Hình ảnh bên cạnh khung chữ là những gợi ý cho HS tự lực, sáng tạo để tạo ra sản phẩm học tập thể hiện kết quả học tập của mình sau khi học xong một chủ đề.
Câu hỏi 3. Mỗi bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1 có cấu trúc như thế nào?
Mỗi bài học mới có 2 – 3 tiết. Mỗi tiết được trình bày trong hai trang mở, cách trình bày này rất hấp dẫn và thuận lợi cho HS theo dõi trong quá trình học. Cấu trúc mỗi bài học mới được thiết kế thống nhất bao gồm hệ thống các hoạt động học tập được chỉ dẫn bởi các kí hiệu biểu trưng cho các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mỗi một bài học có 4 hoạt động:
- Hoạt động khởi động là hoạt động mở bài có mục tiêu là chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho HS khám phá kiến thức bằng cách kết nối kiến thức, kinh nghiệm HS đã có với nội dung bài mới. Các hoạt động để khởi động có thể là hát, chơi trò chơi, câu hỏi,…
- Hoạt động khám phá: Xây dựng kiến thức mới trên cơ sở kết nối với trải nghiệm của HS. Môn học Tự nhiên và Xã hội coi trọng việc trải nghiệm và khám phá của HS, vì vậy khuyến khích GV tổ chức các hoạt động quan sát, điều tra, hỏi đáp, thảo luận,... để HS được tự lực, chủ động khám phá và lĩnh hội kiến thức.
- Hoạt động thực hành: Từ những kiến thức đã khám phá được, HS thực hiện các hoạt động học tập như chơi trò chơi, nói, kể, vẽ, thảo luận,... để củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
- Hoạt động vận dụng: HS vận dụng kiến thức vào các tình huống tương tự hoặc các tình huống mới, vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc kết nối với các nội dung học tập tiếp theo thông qua các hoạt động đóng vai, thảo luận để xử lí tình huống, liên hệ thực tế,... Trong các hoạt động trên, thì hoạt động thực hành và hoạt động vận dụng được chú trọng cho HS thực hành, vận dụng, tự đặt mình vào một tình huống cụ thể
Câu hỏi 4. Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 1, HS được tham gia các dự án học tập. Đề nghị tác giả nói rõ hơn về các dự án này
Trong SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới, chúng tôi đã thiết kế 2 dự án học tập vào học kì 2.
Đó là: Dự án Trồng và chăm sóc cây thuộc chủ đề Thực vật và động vật: Mỗi HS sẽ tự trồng, chăm sóc một cây xanh và theo dõi sự phát triển của cây.
Dự án Tìm hiểu bầu trời và thời tiết thuộc chủ đề Trái Đất và bầu trời: HS tự tìm hiểu các biểu hiện khác nhau của bầu trời (vào ban ngày và ban đêm) và thời tiết. Các hoạt động cụ thể của các dự án đều gắn bó mật thiết với các hoạt động của bài học.
Đây cũng là hoạt động thực hành để HS vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cuộc sống. Các hoạt động này vừa có vai trò bổ trợ, vừa có vai trò áp dụng và khắc sâu hơn các kiến thức, kĩ năng đã được khám phá qua các bài học. Các dự án có mục tiêu là bước đầu cho HS làm quen với việc kết nối kiến thức với cuộc sống, và để tạo ra sản phẩm học tập cụ thể.
Câu hỏi 5. Khi tổ chức các hoạt động học tập trong mỗi bài học, cần lưu ý điều gì?
Khi tổ chức các hoạt động học tập trong mỗi bài học, GV có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: quan sát, thảo luận, hỏi đáp, trò chơi học tập, thực hành, đóng vai,... Các hoạt động trong SGK mang tính mở giúp GV sáng tạo, linh hoạt trong quá trình dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của trường lớp, vùng miền,..
Câu hỏi 6. SGK giúp HS trải nghiệm như thế nào?
Nội dung SGK Tự nhiên và Xã hội 1 được trình bày theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. - Tuỳ theo từng chủ đề, GV tổ chức cho HS tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc quan sát tranh ảnh để tìm tòi, khám phá kiến thức mới (Ví dụ: bài Cây xung quanh em. HS có thể quan sát thực tế cây xung quanh trường và tự phát hiện có những cây gì, đặc điểm bên ngoài và lợi ích của chúng,…; ở bài Tự bảo vệ mình, HS trải nghiệm một số tình huống thông qua quan sát tranh ảnh,…) qua đó tạo ra sự kết nối gia đình, xã hội và tự nhiên.
- SGK giúp HS trải nghiệm thông qua các dự án (Ví dụ: dự án Trồng và chăm sóc cây, dự án Tìm hiểu bầu trời và thời tiết) hoặc các hoạt động hướng đến cộng đồng: Ủng hộ sách cho các bạn vùng lũ (bài Cùng khám phá trường học), tiết kiệm tiền mừng tuổi để giúp đỡ các bạn vùng khó khăn (bài Vui đón Tết),... Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành những việc làm phù hợp với khả năng của HS. Thông qua các hoạt động trải nghiệm đó, HS hình thành các kĩ năng, thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày.
Câu hỏi 7. SGK có những nội dung nào khác so với SGK hiện hành?
SGK mới tiếp thu những mặt tích cực của SGK hiện hành; tuy nhiên cũng có một số nội dung mới:
- Tìm hiểu về lễ hội (bài Vui đón Tết);
- Trường học (bài Cùng bạn bè khám phá trường học - trước đây ở lớp 2)
- Cách bảo vệ sự an toàn của bản thân, phòng tránh bị xâm hại (bài: Tự bảo vệ mình)
Các nội dung này dạy cho trẻ về ngày tết là bài học giáo dục đầy tính nhân văn, cho trẻ biết tri ân ông bà, tổ tiên, biết nhớ về cội nguồn. Giúp HS có những hiểu biết về trường học, nơi hàng ngày các em gắn bó, đồng thời cũng dạy các em cách tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ thể phù hợp với độ tuổi của các em.
Câu hỏi 8. Hoạt động khởi động của bài học trong SGK có phải là mục “kiểm tra bài cũ” trong chương trình hiện hành?
Hoạt động khởi động của bài học trong SGK không giống như mục “kiểm tra bài cũ” trong chương trình hiện hành. Đây là hoạt động khởi đầu của một bài học mới. Mục tiêu của hoạt động này là tạo tâm thế cho HS vào bài mới, là nêu tình huống của bài học. Còn kiểm tra bài cũ là GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học ở bài trước, tiết trước.
Câu hỏi 9. Mỗi bài học trong sách gồm 2 hay 3 tiết. Mỗi tiết học được trình bày trong 2 trang mở. Khi dạy học GV có được phép điều chỉnh ranh giới phân tiết đó không?
Ranh giới phân tiết trong SGK không cứng nhắc, GV hoàn toàn có thể điều chỉnh ranh giới đó cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, phù hợp với cách dạy học của mình,…
Câu hỏi 10. Mỗi bài học trong SGK đều bao gồm 4 hoạt động: khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng và được sắp xếp theo đúng trật tự như vậy. Trong quá trình dạy học GV có quyền được thay đổi trật tự đó không?
Các hoạt động trong SGK chỉ mang tính chất gợi ý. GV hoàn toàn có thể điều chỉnh trật tự các hoạt động nếu thấy làm như vậy có thể mang lại kết quả tốt hơn. Vì thực tế có nhiều cách dạy học khác nhau nó phụ thuộc vào kinh nghiệm dạy học của GV và trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học ở mỗi địa phương… Hơn nữa đôi khi chúng ta cũng rất khó phân chia rạch ròi các giai đoạn trong một bài học cũng như khó xác định xem hoạt động này chỉ thuộc một giai đoạn nào trong bốn giai đoạn đó. Thậm chí một hoạt động có thể có nhiều hơn một vai trò thực hành hay vận dụng,…
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Gợi ý đáp án môn Giáo dục công dân mô đun 3 THCS
-
Bài tập Tết lớp 1 môn Toán 2024
-
Đâu là yêu cầu đối với việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động giáo dục?
-
Phân tích đoạn video minh họa áp dụng Học thông qua Chơi
-
Khó khăn và biện pháp khắc phục trong thực tiễn dạy học theo chương trình giáo dục mới
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh Diều
Phân tích một số điểm mới của sách giáo khoa Toán 1 (Cánh Diều)
(Đầy đủ) Trọn bộ tài liệu tập huấn SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Mẫu phân phối chương trình lớp 1 bộ sách Cánh Diều - Tất cả các môn
Trình bày 03 phương diện của khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục module 9
Mẫu phân phối chương trình Giáo dục thể chất lớp 1 sách Cùng học để phát triển năng lực