PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Cảnh khuya

Tải về

Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Cảnh khuya file Word và PPT trong bài viết dưới đây được biên soạn theo kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn 8 bộ sách Cánh Diều với các yêu cầu, mục tiêu, phương pháp và nội dung hoạt động đầy đủ nhất. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên tham khảo để biên soạn giáo án, bài giảng theo cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô tải giáo án điện tử Ngữ Văn 8 Bài 9: Cảnh khuya tại bài viết này của HoaTieu.vn để soạn giáo án cho riêng mình.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 9: Cảnh khuya

Giáo án Bài 9: Cảnh khuya Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI 9 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1: VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ CẢNH KHUYA

- Lê Trí Viễn -

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Nhận biết được đặc điểm hình thức (cách thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,...) và nội dung (mục đích, giá trị, ý nghĩa,...) của một văn bản nghị luận văn học; chỉ ra được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya”.

- Tư tưởng, tình cảm của tác giả Lê Trí Viễn thể hiện qua văn bản.

2. Về năng lực

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ…

- Nhận biết được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học qua các văn bản đọc hiểu trong SGK.

- Phân tích, so sánh được những điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản nghị luận với một số kiểu văn bản đã học như thơ, truyện.&nbsp

3. Về phẩm chất

Yêu thích tìm hiểu, khám phá các giá trị của tác phẩm văn học; trân trọng những sáng tạo nghệ thuật và có ý thức gìn giữ giá trị của những sản phẩm đó.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- Máy tính, máy chiếu

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh, video có liên quan đến nội dung tiết học

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (Thời gian: 13 phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d.  Tổ chức thực hiện:

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

Nhiệm vụ : Tìm hiểu về luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về luận đề, luận điểm, lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân - nhóm để hoàn thành với phần câu hỏi gợi dẫn sau:

GÓC CHIA SẺ

1. Các em đã từng học những văn bản nghị luận văn học nào trong chương trình Ngữ văn ở lớp 6, lớp 7? Hãy nhớ lại và kể tên số văn bản nghị luận văn học mà em đã học, đã đọc.

2. Em hiểu thế nào là văn bản nghị luận? Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng?

3. Văn bản nghị luận muốn thuyết phục cần có đặc điểm gì?

4. SGK đã lưu ý em điều gì trước khi đọc văn bản nghị luận?

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Kiến thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è GV ghi bảng.

GV chuyển dẫn vào bài.

Để hiểu rõ hơn về “Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya”, hôm nay, chúng ta đọc hiểu văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya”. Khi đọc, các em chú ý xem tại sao văn bản này được coi là nghị luận văn học.

I.Kiến thức Ngữ văn:

1.Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:

- Luận đề: là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận. (là “chiều sâu” (giá trị tiềm ẩn về tư tưởng và nghệ thuật) của tác phẩm đã nêu.)

- Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận.

- Lí lẽ là những lẽ phải được lấy làm căn cứ để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cân chặt chẽ, xác đáng.

-Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,... trong tác phẩm) được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ. Để có sức thuyết phục, bằng chứng cần phù hợp, tiêu biểu.

2.Mối liên hệ giữa luận đ, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:

Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận.

- Luân điểm gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp một cách hệ thống, hợp lí để giúp cho luận đề của văn bản được sáng rõ, thuyết phục. Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:

3. Lưu ý khi đọc văn bản nghị luận

+ Vấn đề chính mà văn bản đưa ra để bàn bạc, trao đổi là gì (xác định luận đề)?

+ Có những luận điểm nào được sử dụng trong văn bản?

+ Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm sáng rõ cho luận đề như thê nào?

+ Quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 31
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 9: Cảnh khuya
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng