PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Tải về

Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh Diều - HoaTieu.vn xin chia sẻ đến quý thầy cô Bài giảng điện tử Ngữ văn Ngữ Văn 8 Bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa với đầy đủ file PPT và Word mà chúng tôi sưu tầm được. Mẫu giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa sách Cánh Diều là tài liệu vô cùng bổ ích giúp giáo viên tham khảo để soạn thảo, chuẩn bị giáo án, bài giảng theo chương trình mới hay và sinh động hơn. Mời thầy cô tham khảo và tải giáo án tại bài viết dưới đây.

Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Giáo án Bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa Ngữ Văn 8 Cánh Diều

BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

Văn bản: NẾU MAI EM VỀ CHIÊM HÓA

– Mai Liễu –

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

A. MỤC TIÊU:

1. Yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết, phân tích được một số yếu tố hình thức của bài thơ sáu chữ (số chữ ở mỗi dòng, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.

- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa.

- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của thơ.

3. Về phẩm chất:

Giúp HS bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Hình ảnh liên quan đến lễ hội Lồng Tồng

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SGV, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi:

- Em hãy kể tên một số tác phẩm thơ viết về đề tài tình yêu quê hương, đất nước?

HS kể tên các bài thơ (Quê hương – Tế Hanh; …)

GV: Các em học sinh thân mến, các sáng tác về đề tài này thì nhiều vô kể. Ngày hôm nay, cô muốn giới thiệu cho các em một tác giả mới, tác giả này viết rất nhiều đề tài, nhưng lại dành mối quan tâm đặc biệt cho quê hương và tình người miền núi. Đó chính là tác giả Mai Liễu. Với ông, tình yêu quê hương và tình người miền núi chính là niềm trăn trở, hối thúc tác giả cầm bút. Và nó cứ trở đi, trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của nhà thơ. Hoài niệm về quê hương và cội nguồn của ông được thể hiện sâu sắc trong nhiều bài thơ và nó làm nên một thế giới nghệ thuật riêng không trộn lẫn với bất cứ ai. Mỗi bài thơ giống như một cánh cửa mở vào cõi tâm hồn trĩu nặng tình yêu của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình. “Nếu mai em về Chiêm Hóa” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa – một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ này

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ bảy chữ và văn bản Nắng mới.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (’)

Mục tiêu: - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. Nội dung: - GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung. - HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Từ phần chuẩn bị ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết về tác giả Mai Liễu và bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV bổ sung:

+ Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.

+ Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi.

NV 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: đọc đúng một số tên riêng; giọng điệu nhẹ nhàng, chậm rãi

GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét

- Giải nghĩa từ:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- -HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

- Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ

- Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ nào?

- Nêu các PTBĐ của bài thơ? Đâu là PTBĐ chính?

- Có thể chia bài thơ này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:1. Hướng dẫn HS cách đọc

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS: - Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

MAI LIỄU (1949 – 2020)

- Mai Liễu (1949 -2020), tên thật là Ma Văn Liễu. Khi làm thơ, làm báo, ông lấy bút danh là Mai Liễu.

- Quê tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

- Phong cách sáng tác: phong phú về đề tài, viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh, người lính, tình yêu, thế sự, đặc biệt là quê hương và tình người miền núi.

- Tác phẩm chính: Suối làng (1994), Mây vấn bay về núi (1995), Lời then ai buộc (1996), Giấc mơ của núi (2001), Núi vẫn còn mưa (2013) …

2. Tác phẩm

a) Đọc và giải nghĩa từ

- Đọc - Giải nghĩa từ:

+ Chiêm Hoá: tên một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang.

+ Hội lùng tùng (còn gọi là lồng tồng, lồng tông): lẻ hội xuống đồng được tổ chức vào dịp đầu xuân của đồng bào các dân tộc Thái. Tày,...

+ Mưa tơ rét lộc: mưa xuân giăng nhẹ (như tơ), rét vào đầu mùa xuân ở miền Bắc, không quá lạnh, là dịp cây cối dâm chồi nảy lộc.

+ Quả còn: quả cầu bằng vải có nhiều dây màu. dùng để tung, ném làm trò chơi trong ngày hội của một số dân tộc miền núi phía bắc.

+ Non Thần: núi Bách Thần thuộc thị trấn Vĩnh Lộc của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

+ Ngừ hoa: dây kết bằng len đỏ, đính ở hai bên ngực áo của người phụ nữ Dao đỏ.

b) Tìm hiểu chung

- Xuất xứ: Trích trong Thơ Mai Liễu, NXB Nhà văn, Hà Nội, năm 2015.

- Thể thơ: thơ sáu chữ

- PTBĐ: Biểu cảm ( Tự sự, miêu tả)

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (khổ 1,2): Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

+ Phần 2 (khổ 3, 4): Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

+ Phần 3 (khổ còn lại): Nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
1
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Nếu mai em về Chiêm Hóa
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng