PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Nắng mới
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Nắng mới sách Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây được thiết kế hiện đại, phong phú, bám sát nội dụng trong SGK của Bộ Giáo dục. Mẫu kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Cánh Diều được trình bày bằng file PPT và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn và chỉnh sửa. Sau đây là nội dung chi tiết bài giảng điện tử Ngữ Văn 8 Bài 2: Nắng mới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Nắng mới
Bài giảng PowerPoint Ngữ Văn 8 Cánh Diều Bài 2: Nắng mới
Giáo án Bài 2: Nắng mới Ngữ Văn 8 Cánh Diều
BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Đọc – hiểu văn bản: NẮNG MỚI
- Lưu Trọng Lư -
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
A. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- HS nhận biết, phân tích được một số yếu tố hình thức của bài thơ bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng, vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc…) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: Từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua VB; Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ VB;
3. Về phẩm chất
- Giúp HS biết xúc động trước tình cảm, niềm xót thương khi nói về người mẹ.
- Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, những tình cảm thiêng liêng; đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh về mẹ, tình mẫu tử...
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SGV, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
b) Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc những câu thơ/ cao dao viết về mẹ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
- Hs đọc thơ, ca dao
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài: Mẹ - tiếng gọi thân thương trìu mến mà thiêng liêng vô cùng. Nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Riêng mặt trời chỉ có 1 mà thôi/ Và mẹ em chỉ có 1 trên đời”. Mẹ là bầu sữa ngọt lành nuôi con khôn lớn, mẹ là ánh sáng của cuộc đời con. Nói về mẹ có rất nhiều nhà thơ viết hay, viết lạ, thế nhưng với Lưu Trọng Lư, ông đã có một cách thể hiện riêng. Hãy cùng tìm hiểu về tình cảm đó qua bài thơ “Nắng mới”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các kĩ năng đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ bảy chữ và văn bản Nắng mới.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG | |||||||||||||||
Mục tiêu: - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn . Nội dung: - GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung. - HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. | |||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Từ phần chuẩn bị ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết về tác giả Lưu Trọng Lư và bài thơ Nắng mới. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV bổ sung: + Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”. + Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. + Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam. + Năm 1991, ông mất tại Hà Nội. Ông đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. NV 2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng điệu nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm... GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét - Giải nghĩa từ: thiếu thời, giậu, nội, mường tượng.
- HS thảo luận nhóm đôi phiếu học tập số 1 để tìm hiểu chung bài thơ. ( HS có thể làm ở nhà, đến lớp trao đổi ý kiến để thống nhất )
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: B2: Thực hiện nhiệm vụ GV:1. Hướng dẫn HS cách đọc 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS:1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc. 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: LƯU TRỌNG LƯ (1911-1991) - Lưu Trọng Lư (19/6/1911–10/8/1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam. - Quê quán: làng Cao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phong cách nghệ thuật: giọng thơ trong trẻo, ý thơ tinh tế - Tác phẩm chính: Khói lam chiều, Tiếng thu (1939); Tỏa sáng đôi bờ (1959); Người con gái sông Gianh (1966) 2. Tác phẩm a) Đọc và giải nghĩa từ - Đọc - Giải nghĩa từ: + Thầy me (từ cũ): bố mẹ + Thiếu thời: thời kì còn bé, còn đang ở độ tuổi thiếu niên + Giậu: Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ, rậm để ngăn sân vườn. + Nội: cánh đồng + Mường tượng: nhớ lại hoặc tưởng tượng ra trong trí hình ảnh nào đó không rõ ràng
b) Tìm hiểu chung - Xuất xứ: Trích từ tập thơ “Tiếng thu” - Thể thơ: thơ bảy chữ Đặc điểm: Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi bắt nhịp ¾. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ. Bài thơ sáu chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân(được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra 1 dòng thơ). - PTBĐ: Biểu cảm ( Tự sự, miêu tả) - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (khổ thơ đầu): bức tranh thiên nhiên “nắng mới”. + Phần 2 (khổ 2, 3): Nỗi nhớ của nhà thơ - Mạch cảm xúc: Đan xen hiện tại và quá khứ. - Bài thơ là lời của chủ thể trữ tình “tôi”, bộc lộ cảm xúc, tâm tư tình cảm về người mẹ của mình. - Nhan đề được đặt theo một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Mời thầy cô và các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:
Milky Way
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 2: Nắng mới
11,6 MB 24/03/2025 9:21:00 SATải giáo án Ngữ Văn 8 Bài 2: Nắng mới
24/03/2025 9:38:23 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội
-
PowerPoint Toán 8 bài 1: Đơn thức
-
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 4: Thi nói khoác
-
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
-
PowerPoint Lịch sử 8 Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
-
Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức cả năm 2025
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)
-
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)
-
Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án điện tử Toán 8 Kết nối tri thức 2024
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
-
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2025
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 TP Hồ Chí Minh
-
Giáo án giáo dục địa phương 8 Lâm Đồng
-
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài viết hay Giáo án lớp 8
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 10: Nói và nghe: Giới thiệu một cuốn sách
PowerPoint Tin học 8 Bài 7: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Giáo án Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức file word cả năm
PowerPoint Ngữ Văn 8 Bài 5: Thuyền trưởng tàu viễn dương
PowerPoint Toán 8 Bài: Phân tích đặc điểm khí hậu Việt Nam
PowerPoint Giáo dục công dân 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên