Thông tư số 194/2010/TT-BTC

Tải về

Thông tư số 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

BỘ TÀI CHÍNH
---------------------

Số: 194/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

Căn cứ Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, Ngành;

Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Phần I
HƯỚNG DẪN CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Các loại hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 3. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế

1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Điều 4 Luật Quản lý thuế.

2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế; có ưu tiên và tạo thuận lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan.

3. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng đối với các đối tượng nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 30 Luật Hải quan, trừ các trường hợp nêu tại điểm b.2, b.3 khoản này.

b) Kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng đối với các đối tượng sau:

b.1) Hàng hóa nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Luật Hải quan;

b.2) Hàng hóa có mức độ rủi ro cao trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ rủi ro của cơ quan hải quan;

b.3) Hàng hóa được lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ của chủ hàng.

Việc áp dụng quản lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

4. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người đáp ứng các điều kiện:

a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là:

a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

a.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

b) Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

5. Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế là người:

a) Chấp hành tốt pháp luật về hải quan nêu tại khoản 4 Điều này;

b) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

6. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan bị áp dụng mức độ kiểm tra quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan là người xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã ba lần bị xử lý về hành vi vi phạm hành chính về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn), với mức phạt tiền mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hoặc đã một lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hải quan.

Điều 4. Kiểm tra sau thông quan

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Chương VI Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 3.433
Thông tư số 194/2010/TT-BTC
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm