Thông tư quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội số 14/2015/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 14/2015/TT-BLĐTBXH quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, xét theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. Thông tư này áp dụng cho các cơ quan thanh tra nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quy định về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 09/2012/TT-BNV

Thông tư số 97/2010/TT-BTC

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 14/2015/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015


THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, điều kiện đảm bảo hoạt động đối với thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành, thẩm quyền quyết định phân công công chức thanh tra chuyên ngành, trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Thẻ) và điều kiện đảm bảo hoạt động của công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội;

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ quan thanh tra nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức có công chức, viên chức được cơ quan thanh tra nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trưng tập làm cộng tác viên thanh tra.

Chương II

THANH TRA VIÊN NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 3. Thanh tra viên

Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công chức của cơ quan thanh tra nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước gồm: thanh tra viên của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) và thanh tra viên của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Thanh tra Sở).

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra viên

Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Thanh tra khi thực hiện thanh tra hành chính; có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định của pháp luật chuyên ngành khi thực hiện thanh tra chuyên ngành.

Điều 5. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình, tài liệu và kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch đã được duyệt.

2. Cán bộ, công chức tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành được cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Mẫu số 1a và Mẫu số 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Điều kiện đảm bảo hoạt động đối với thanh tra viên

1. Thanh tra viên được trang bị thiết bị và phương tiện làm việc tại cơ quan theo quy định của pháp luật. Khi đi công tác, thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập hoặc theo đoàn thanh tra được trang bị các phương tiện làm việc và thiết bị sau để phục vụ hoạt động thanh tra:

a) Máy tính xách tay, máy in;

b) Thiết bị chụp ảnh, ghi âm, ghi hình;

2. Ngoài những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nêu tại Khoản 1 Điều này, khi tiến hành thanh tra và trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra được sử dụng phương tiện, kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ lập danh mục thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt.

Chương III

CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 7. Công chức thanh tra chuyên ngành

1. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công chức thuộc biên chế của Tổng cục Dạy nghề và Cục Quản lý lao động ngoài nước được phân công nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.

2. Số lượng công chức thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước quyết định theo yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Điều 8. Tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành

1. Về năng lực

a) Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra chuyên ngành.

b) Nắm vững các quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị nơi công tác.

c) Có kiến thức về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức thanh tra chuyên ngành

Công chức thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53, Điều 54 Luật Thanh tra và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định phân công công chức thanh tra chuyên ngành

Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước quyết định phân công công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của tổ chức, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.

Điều 11. Trình tự, thủ tục phân công công chức thanh tra chuyên ngành

Điều 12. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với công chức thanh tra chuyên ngành

Việc bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với công chức thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Điều 13. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành

Công chức thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục, cấp hiệu, biển hiệu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 14. Thẩm quyền cấp, thời hạn, mã số Thẻ

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Thẻ cho công chức thanh tra chuyên ngành.

2. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.

Điều 15. Mẫu Thẻ

Thẻ hình chữ nhật, rộng 61 mm, dài 87 mm gồm phôi thẻ và màng bảo vệ. Nội dung trên Thẻ được trình bày theo phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ Việt Unicode) theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

Điều 16. Việc cấp mới, cấp lại, đổi, thu hồi Thẻ

1. Các hình thức cấp Thẻ

a) Cấp mới: khi công chức thuộc Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý lao động ngoài nước được phân công là công chức thanh tra chuyên ngành.

b) Cấp lại: trong trường hợp Thẻ bị mất, hỏng do nguyên nhân khách quan; không được cấp lại trong trường hợp công chức thanh tra chuyên ngành bị thu hồi Thẻ do vi phạm các quy định của pháp luật.

c) Đổi: trong trường hợp Thẻ hết hạn sử dụng, thay đổi mã số Thẻ, thay đổi tên cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc khi có quy định mới về mẫu Thẻ.

Điều 17. Trách nhiệm trong việc cấp phát, quản lý, sử dụng Thẻ

1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm

a) Giúp Bộ trưởng quản lý phôi Thẻ, hồ sơ cấp Thẻ; mở sổ theo dõi việc cấp mới, cấp lại, đổi Thẻ; thực hiện thủ tục trình Bộ trưởng cấp Thẻ theo quy định tại Thông tư này.

b) Tiếp nhận Thẻ bị đổi, Thẻ bị thu hồi, cắt góc và lưu vào hồ sơ cấp Thẻ.

c) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cấp, phát, quản lý, sử dụng, thu hồi Thẻ và hướng dẫn xử lý các phát sinh (nếu có).

2. Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm

a) Tiếp nhận Thẻ, trực tiếp phát Thẻ và giám sát quá trình sử dụng Thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành thuộc đơn vị quản lý.

b) Thu hồi, nộp về Bộ (qua Thanh tra Bộ) khi Thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành bị thu hồi theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 16 Thông tư này.

Điều 18. Kinh phí cấp trang phục, Thẻ và chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành

1. Kinh phí may trang phục do cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức thanh tra chuyên ngành chi trả từ nguồn ngân sách được giao.

2. Kinh phí làm phôi thẻ được bố trí trong nguồn ngân sách hàng năm giao cho Thanh tra Bộ.

Chương IV

CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 19. Cộng tác viên thanh tra

Cộng tác viên thanh tra là công chức, viên chức được Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở trưng tập tham gia Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Cộng tác viên thanh tra là người không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước.

Điều 20. Tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.

2. Am hiểu pháp luật, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của cơ quan trưng tập.

3. Có khả năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo.

Điều 21. Trung tập cộng tác viên thanh tra

1. Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra Sở có quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra.

2. Trước khi trưng tập cộng tác viên thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở có văn bản hoặc trao đổi trực tiếp với cơ quan quản lý công chức, viên chức được trưng tập.

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra

Cộng tác viên thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 47 và Điều 54 của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 23. Chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra

1. Cơ quan trực tiếp quản lý trả lương, phụ cấp cho cộng tác viên thanh tra (nếu có).

2. Cơ quan trưng tập chi trả tiền công tác phí cho cộng tác viên thanh tra theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 2 Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể:

a) Thanh tra Bộ chi trả công tác phí cho cộng tác viên thanh tra do mình trưng tập;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chi trả công tác phí cho cộng tác viên thanh tra do Thanh tra Sở trưng tập. Trường hợp Thanh tra Sở có tài khoản riêng thì trực tiếp chi trả công tác phí cho cộng tác viên do mình trưng tập.

Điều 24. Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra

1. Kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra theo quy định tại Điều 26 Nghị định 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

Chương V

QUẢN LÝ THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Điều 25. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước

1. Tổ chức, thực hiện hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chế độ, chính sách và đảm bảo các điều kiện hoạt động cho thanh tra viên thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp.

2. Phân công, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của thanh tra viên.

3. Đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng đối với thanh tra viên.

Điều 26. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thanh tra.

2. Đảm bảo điều kiện hoạt động, các chế độ và chính sách đối với công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định.

3. Cử công chức thanh tra chuyên ngành tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định.

Điều 27. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước trong việc trưng tập cộng tác viên thanh tra

1. Sử dụng cộng tác viên thanh tra theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trưng tập.

2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra trong thời gian trưng tập.

3. Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra khi kết thúc trưng tập.

Điều 28. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan có công chức, viên chức được trưng tập

1. Cử, bố trí công chức, viên chức được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra theo công văn trưng tập của cơ quan thanh tra nhà nước.

2. Phối hợp với Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 29. Khen thưởng

Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan thanh tra nhà nước khen thưởng theo quy định.

Điều 30. Xử lý vi phạm

Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở, Chánh thanh tra Sở và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Thanh tra Bộ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Hòa

Đánh giá bài viết
1 238
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi