Thông tư quy định thí điểm tự chứng minh xuất xứ hàng hóa số 28/2015/TT-BCT
Quy định thí điểm tự chứng minh xuất xứ hàng hóa
Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định thí điểm tự chứng minh xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Thông tư này được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, xét theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên Bản ghi nhớ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông tư 28/2015/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015.
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 28/2015/TT-BCT | Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2015 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Vương quốc Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2;
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về việc gia nhập Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây viết tắt là Bản ghi nhớ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên Bản ghi nhớ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Thương nhân được Bộ Công Thương lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này vẫn có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (sau đây gọi tắt là C/O mẫu D) theo quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BCT và Thông tư số 42/2014/TT-BCT.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc thương nhân tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D.
2. Nhà xuất khẩu là thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của các nước thành viên Bản ghi nhớ.
3. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ là hóa đơn thương mại thể hiện nội dung khai báo về xuất xứ của hàng hóa quy định tại Điều 7 Thông tư này, được phát hành bởi thương nhân được lựa chọn.
Chương II
CẤP VĂN BẢN CHẤP THUẬN
Điều 4. Tiêu chí lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Thương nhân được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
1. Là nhà sản xuất đồng thời là nhà xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất.
2. Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 02 (hai) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.
Điều 5. Cấp Văn bản chấp thuận
1. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN.
2. Thương nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại Điều 4 Thông tư này có nhu cầu tham gia chương trình thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc đăng ký qua mạng Internet tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn.
Điều 6. Văn bản chấp thuận
1. Văn bản chấp thuận có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày cấp, trừ trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Mỗi Văn bản chấp thuận có một mã số riêng (sau đây gọi tắt là mã số tự chứng nhận). Thương nhân ghi mã số này trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phát hành trong thời gian hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
Chương III
HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI CÓ NỘI DUNG KHAI BÁO XUẤT XỨ
Điều 7. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ
1. Thương nhân được lựa chọn khi xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ sẽ tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại với nội dung như sau:
"The exporter of the product(s) covered by this document (Certified Exporter Authorization Code.......) declares that, except where otherwise clearly indicated, the product(s) (HS Code/s:.........) satisfy the Rules of Origin to be considered as ASEAN Originating Products under ATIGA (ASEAN country of origin: ....................) with origin criteria: ................"
..............................................
(Signature over Printed Name of the Authorized Signatory)
Trong đó:
"Certified Exporter Authorization Code" là mã số tự chứng nhận.
"HS Code/s" là mã HS 6 số của hàng hóa xuất khẩu.
"ASEAN country of origin" là tên nước xuất xứ.
"origin criteria" là tiêu chí xuất xứ.
"Signature over Printed Name of the Authorized Signatory" là tên viết hoa và chữ ký của người được thương nhân ủy quyền đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
2. Trên hóa đơn thương mại, hàng hóa phải được ghi đủ thông tin để xác định được xuất xứ của hàng hóa.
3. Hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phải được ký bằng tay, nội dung tại khoản 1 Điều này phải ghi bằng tiếng Anh và ghi tên (viết hoa) người được thương nhân ủy quyền ký đã đăng ký với Bộ Công Thương.
4. Ngày ghi trên hóa đơn thương mại được coi là ngày phát hành hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ.
5. Trong trường hợp trên hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ không đủ chỗ để kê khai tất cả các mặt hàng, có thể đính kèm các tờ bổ sung ghi mã HS, tiêu chí xuất xứ và chữ ký cùng tên viết hoa của người được thương nhân ủy quyền.
Chương IV
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯỢC TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Điều 8. Cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Cơ quan Hải quan xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên Bản ghi nhớ với các điều kiện sau:
a) Nhà nhập khẩu nộp hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ do thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ phát hành;
b) Các thương nhân được lựa chọn của các nước thành viên Bản ghi nhớ phải nằm trong danh sách được Bộ Công Thương thông báo cho cơ quan Hải quan;
c) Mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan phải nằm trong danh sách mặt hàng đã được nước thành viên Bản ghi nhớ thông báo cho Bộ Công Thương.
Chương V
KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Thu hồi Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
a) Giả mạo chứng từ, gian lận kê khai khi đề nghị cấp Văn bản chấp thuận;
b) Giả mạo hồ sơ, chứng từ để tự chứng nhận xuất xứ;
c) Không thực hiện trách nhiệm của thương nhân quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương không xem xét cấp Văn bản chấp thuận cho thương nhân trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày thương nhân đó bị thu hồi Văn bản chấp thuận.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA THƯƠNG NHÂN VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của thương nhân được cấp Văn bản chấp thuận
1. Duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong suốt quá trình tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; báo cáo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương ngay khi có thay đổi về các điều kiện theo quy định của Thông tư này.
2. Cung cấp đầy đủ báo cáo, tài liệu liên quan và bố trí để Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương hoặc cơ quan được Bộ Công Thương ủy quyền đến kiểm tra các cơ sở sản xuất khi được Bộ Công Thương yêu cầu.
3. Lưu trữ các hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định hiện hành và các chứng từ liên quan, trong thời gian ít nhất là 03 năm, kể từ ngày tự chứng nhận xuất xứ.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan
1. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc cấp, cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung Văn bản chấp thuận;
b) Xác minh xuất xứ của hàng hóa đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
c) Kiểm tra, tổ chức việc thực hiện của thương nhân được lựa chọn sau khi cấp Văn bản chấp thuận, bao gồm việc xác minh tính chính xác của hóa đơn thương mại có nội dung khai báo xuất xứ phát hành;
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
- Chia sẻ:Phạm Thu Hương
- Ngày:
Tải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CHBiểu mẫu thông tư 28
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 33/2023/TT-BTC xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
-
Danh sách các tỉnh bị cấm xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc 2024
-
Tải Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL file doc, pdf về Danh mục hàng hóa XNK thuộc quản lý chuyên ngành văn hóa
-
Tải Thông tư 08/2024/TT-BCT sửa đổi Thông tư trong lĩnh vực xuất nhập khẩu file Doc, Pdf
-
Luật Hải Quan số 54/2014/QH13 hiệu lực năm 2024
-
Nghị định 26/2023/NĐ-CP về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi
-
Thông tư 36/2023/TT-BTC sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
-
Tải Nghị định 60/2023/NĐ-CP file doc, pdf
-
Quyết định 13/2023/QĐ-TTg Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác