Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí

Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
___________

Số: 07/2011/TT-BTTTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp
Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
___________________________

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, dưới đây gọi là Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật về báo chí; các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình (sau đây gọi chung là tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình) và các cơ quan chủ quản báo chí (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình gồm: Giấy phép hoạt động phát thanh; Giấy phép hoạt động truyền hình; Giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá; Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá (sau đây gọi chung là Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá); Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, Giấy phép sản xuất chương trình phụ.

2. Giấy phép hoạt động phát thanh là Giấy phép hoạt động báo nói gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình phát thanh quảng bá đầu tiên của tổ chức được cấp giấy phép.

3. Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá đầu tiên của tổ chức được cấp giấy phép.

4. Giấy phép sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá là Giấy phép quy định việc sản xuất kênh chương trình phát thanh quảng bá thứ hai trở đi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình. Kênh chương trình phát thanh bao gồm các chương trình phát thanh.

5. Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá là Giấy phép quy định việc sản xuất kênh chương trình truyền hình quảng bá thứ hai trở đi của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình. Kênh chương trình truyền hình bao gồm các chương trình truyền hình.

6. Kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá là các kênh chương trình phát thanh, truyền hình nhằm mục đích chủ yếu phát sóng cho mọi tổ chức, cá nhân tự do sử dụng mà không cố ý áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện đối với việc thu, xem tín hiệu phát thanh, truyền hình.

Điều 4. Thẩm quyền cấp giấy phép

1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực của giấy phép

1. Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình có hiệu lực mười (10) năm kể từ ngày ký.

2. Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có hiệu lực mười (10) năm kể từ ngày ký, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của tổ chức được cấp phép.

3. Hiệu lực của Giấy phép sản xuất chương trình đặc biệt, chương trình phụ được ghi trực tiếp trong Giấy phép được cấp, nhưng không vượt quá hiệu lực của Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá của tổ chức được cấp phép.

4. Sau chín mươi (90) ngày kể từ ngày Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình, Giấy phép sản xuất kênh chương trình quảng bá có hiệu lực, tổ chức được cấp phép không hoạt động theo nội dung quy định trong giấy phép thì giấy phép được cấp không còn giá trị.

Đánh giá bài viết
1 110
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi