Thông tư hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH

Tải về

Thông tư hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH đươc bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 01/02/2015. Thông tư hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, nội dung quy trình khám giám định y khoa, phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tật đối với người bị thương, thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh.

Thông tư hương dẫn giám định y khoa đối với người được hưởng chính sách

BỘ Y TẾ - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN KHÁM GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH VÀ NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, nội dung khám giám định y khoa (sau đây viết tắt là GĐYK), phương pháp tổng hợp tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) do thương tật đối với người bị thương, thương binh, thương binh loại B và người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) theo quy định tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (sau đây viết tắt là Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13) và Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).

Điều 3. Đối tượng khám giám định

1. Người bị thương khám giám định thương tật lần đầu là người bị thương đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP chưa được khám giám định thương tật lần nào.

2. Thương binh được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được khám giám định lại để xác định tỷ lệ % TTCT vĩnh viễn, sau đây gọi là đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời.

3. Thương binh đã được khám giám định thương tật mà lại bị thương tiếp thì được khám giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ % TTCT, sau đây gọi là đối tượng khám giám định bổ sung vết thương.

4. Thương binh đã khám giám định thương tật nhưng còn sót vết thương thì được khám giám định vết thương còn sót và tổng hợp tỷ lệ % TTCT, sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương còn sót. Việc xác định đối tượng có vết thương còn sót theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Thương binh đã khám giám định thương tật, nay có vết thương tái phát theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì được khám giám định vết thương tái phát đó, sau đây gọi là đối tượng khám giám định vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B).

Điều 4. Thẩm quyền khám giám định y khoa

1. Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện khám giám định đối với đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Hội đồng GĐYK Bộ Giao thông vận tải khám giám định thương tật đối với các đối tượng do Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận bị thương, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

2. Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khám giám định đối với các trường hợp sau:

a) Đối tượng khám giám định quy định tại các khoản: 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này mà trước đây đã khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;

b) Đối tượng khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh giới thiệu do vượt khả năng chuyên môn;

c) Khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc theo đề nghị của đối tượng khám giám định.

3. Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối khám giám định đối với các trường hợp:

a) Đối tượng khám giám định không đồng ý với kết quả khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương;

b) Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

Doãn Mậu Diệp Nguyễn Viết Tiến
Đánh giá bài viết
1 931
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm