Thông tư 76/2016/TT-BTC thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Hải quan 2016-2020

Tải về

Thông tư 76/2016/TT-BTC - Cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Hải quan

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 76/2016/TT-BTC quy định về cơ chế quản lý tài chính như kinh phí hoạt động, sử dụng kinh phí tiết kiệm, mức chi, quy định chi mới đối với Tổng cục Thuế và Hải quan giai đoạn 2016 – 2020. Thông tư 76/2016/TT-BTC có hiệu lực ngày 17/7/2016.

Quyết định 13/2016/QĐ-TTg Cơ chế quản lý tài chính và biên chế với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan

Thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế

Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Thông tư 69/2016/TT-BTC thủ tục hải quan với xăng dầu, hóa chất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 76/2016/TT-BTCHà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THUẾ VÀ TỔNG CỤC HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị quyết số 1094/NQ-UBTVQH13 ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi Điều chỉnh: Thông tư này quy định việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan;

b) Tổng cục Thuế; Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các đơn vị dự toán và các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thuế;

c) Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị dự toán và các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Hải quan.

Điều 2. Về biên chế

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg).

Điều 3. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động

1. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan:

a) Kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan (bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng, mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị) được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,8% (đối với Tổng cục Thuế) và 2,1% (đối với Tổng cục Hải quan) trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội, Chính phủ giao Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện và được tổng hợp trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội quyết định.

(Danh Mục các Khoản thu để xác định dự toán thu, làm cơ sở để xác định kinh phí hoạt động của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan theo phụ lục đính kèm Thông tư này).

b) Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tự trang trải các Khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chủ trương và yêu cầu thay đổi chính sách hiện hành. Trường hợp do các yếu tố khách quan mà mức kinh phí được giao của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này không đủ để bảo đảm mức chi tối thiểu duy trì hoạt động của bộ máy thì Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, Điều chỉnh cho phù hợp.

2. Ngoài nguồn kinh phí được giao quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này, hàng năm Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan còn được sử dụng các nguồn kinh phí sau:

a) Kinh phí ngân sách nhà nước giao:

  • Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ.
  • Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chương trình của Nhà nước.
  • Thực hiện các chương trình Mục tiêu, chương trình Mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác của Chính phủ ngoài nhiệm vụ thường xuyên.
  • Thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.

b) Phí và lệ phí được phép để lại theo quy định của pháp luật phí, lệphí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác được sử dụng theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí trên đây, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan phải thực hiện theo đúng nội dung sử dụng, đúng chế độ định mức chi theo quy định hiện hành đối với từng nguồn kinh phí.

Điều 4. Sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động

1. Nguồn kinh phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này được phân bổ và giao dự toán cho Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan đảm bảo: Chi đầu tư xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thường xuyên tối đa 65% trên nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg.

2. Nội dung sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt động:

a) Chi đầu tư xây dựng:

  • Thực hiện các dự án đầu tư, công trình của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Trong trường hợp cần thiết, phải tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác, sử dụng dự án, công trình đang triển khai nhưng chưa bố trí đủ vốn, Bộ trưởng Bộ Tài chính được Điều chuyển vốn đầu tư đã bố trí của dự án, công trình thuộc Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo các quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.

b) Chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị:

  • Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị làm việc phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Chi ứng dụng công nghệ thông tin theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Thực hiện các chương trình, dự án của Bộ Tài chính có phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc Điều hành dự toán kinh phí, quản lý, mua sắm tài sản hiện đại hóa trang thiết bị nêu trên đảm bảo đáp ứng Mục tiêu, yêu cầu hiện đại hóa của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và hệ thống Tài chính theo đúng quy định.

c) Chi hoạt động thường xuyên của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan gồm các nội dung sau:

- Chi thanh toán cá nhân (bao gồm cả chi tiền lương tăng thêm, chi khen thưởng theo chế độ do nhà nước quy định, chi thuê khoán công việc và hợp đồng lao động thuê ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg).

- Chi quản lý hành chính và chi bảo đảm các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, gồm:

  • Chi các Khoản dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông, liên lạc, hội nghị, công tác phí, thuê mướn (bao gồm cả thuê tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn của cơ quan thuế, hải quan) và một số Khoản chi khác theo quy định.
  • Chi tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thuế, hải quan; hỗ trợ người nộp thuế.
  • Chi các nghiệp vụ đặc thù về chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát, tình báo hải quan nhằm ngăn chặn các hành vi trốn lậu thuế, vi phạm pháp luật và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ thuế, hải quan.
  • Chi mua vật tư, ấn chỉ, ủy nhiệm thu thuế, trang phục, huấn luyện và nuôi chó nghiệp vụ, quản lý rủi ro và các Khoản chi nghiệp vụ đặc thù khác.
Đánh giá bài viết
1 374
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm