Thông tư 31/2018/TT-BTC
Hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã giải thể
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & tải File cực nhanh chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Thông tư 31/2018/TT-BTC - Hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã giải thể
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 31/2018/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản. Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/05/2018. Mời các bạn tham khảo.
Thông tư 09/2018/TT-NHNN Quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Thông tư 05/2018/TT-NHNN Danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng hợp tác xã
Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã
Thuộc tính văn bản: Thông tư 31/2018/TT-BTC
Số hiệu | 31/2018/TT-BTC |
Loại văn bản | Thông tư |
Lĩnh vực, ngành | Doanh nghiệp |
Nơi ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành | 30/03/2018 |
Ngày hiệu lực | 14/05/2018 |
BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2018/TT-BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ NHIỀU NGUỒN VỐN KHI
HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ GIẢI THỂ, PHÁ SẢN
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ
nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về việc xử lý tài sản (bao gồm cả thanh lý tài sản) hình thành từ
nhiều nguồn vốn (vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước; từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm;
khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn tài sản khác được điều lệ
quy định là tài sản không chia và vốn góp của các thành viên hợp tác xã) khi hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây viết tắt là HTX) được thành lập và hoạt động
theo quy định của Luật Hợp tác xã.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều
nguồn vốn khi HTX giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi HTX giải thể,
phá sản
1. Để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí tài sản, khi HTX giải thể, phá sản việc xử lý tài
sản hình thành từ nhiều nguồn vốn được thực hiện theo trình tự: trước tiên thực hiện bàn
giao cho hợp tác xã hoặc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp
nhà nước (sau đây viết tắt là tổ chức nhà nước) trong đó ưu tiên bàn giao cho các HTX
khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn; nếu
không thực hiện bàn giao được (bao gồm cả trường hợp ngân sách không bố trí được kinh
phí để hoàn trả HTX theo hướng dẫn tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư này) thì thực
hiện chuyển nhượng hoặc thanh lý tài sản cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng;
thanh lý tài sản thực hiện trong trường hợp tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu, bị hư hỏng
mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả.
2. HTX giải thể, sau khi có giấy xác nhận về việc giải thể HTX và quyết định thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký HTX (đối với giải thể tự nguyện) và có quyết định giải thể (đối
với giải thể bắt buộc), trên cơ sở báo cáo tài chính do HTX lập tại thời điểm giải thể và
các hồ sơ, tài liệu có liên quan, Hội đồng giải thể cùng với cơ quan tài chính cùng cấp với
cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX và các cơ quan khác có liên quan thực hiện:
a) Kiểm kê tài sản; xác định rõ nguồn gốc hình thành tài sản, tách riêng phần giá trị tài
sản không chia; xác định tỷ lệ phần vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước, vốn từ nguồn quỹ
đầu tư phát triển của HTX, vốn từ khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không
chia, vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và tỷ lệ vốn đóng góp
của các thành viên HTX trên nguyên giá của tài sản; xác định giá trị còn lại của tài sản
theo sổ sách.
b) Tổ chức định giá tài sản không chia (đối với tài sản chưa được hạch toán trên sổ kế
toán trong trường hợp bàn giao tài sản) và đối với những tài sản thực hiện phương thức
chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng hình thức thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động
thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá (trong trường hợp không thuê tổ chức có
đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định).
3. Khi HTX phá sản, Hội đồng quản trị HTX phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp với
cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX và các cơ quan khác có liên quan, cùng với
quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý tài sản, thanh lý của HTX phá sản để tiếp nhận,
kiểm kê, phân loại, đánh giá tài sản theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
4. Đối với tài sản không chia của HTX là quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê
đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
5. Trường hợp tài sản không còn hồ sơ, tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản hoặc tỷ lệ
từng loại nguồn vốn hình thành tài sản thì được xem như là tài sản không chia hình thành
từ vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước và xử lý theo quy định điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị
định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của
pháp luật.
Điều 4. Xử lý tài sản khi HTX, liên hiệp HTX giải thể, phá sản
1. Bàn giao tài sản
a) Thẩm quyền quyết định bàn giao tài sản:
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX ra quyết định
bàn giao tài sản cho HTX, tổ chức nhà nước thuộc địa bàn huyện trên cơ sở đề nghị của
Hội đồng giải thể HTX, Hội đồng quản trị HTX phá sản. Đối với tài sản bàn giao sang
HTX hoặc tổ chức thuộc huyện khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (hoặc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho một cơ quan khác ra quyết định bàn giao tài sản).
b) Thành phần bàn giao tài sản:
Thành phần bàn giao tài sản gồm bên giao, bên nhận và cơ quan chứng kiến bàn giao (cơ
quan cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX, cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan cấp
giấy chứng nhận đăng ký HTX và quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản của HTX phá sản).
c) Quy trình bàn giao tài sản:
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Quyết định 23/2017/QĐ-TTg Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
-
Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
-
Thông tư 24/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hợp tác xã
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác