Thông tư 26/2017/TT-BCT

Thông tư 26/2017/TT-BCT - Quy định xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 26/2017/TT-BCT quy định phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu. Thông tư này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và các Tổng công ty Điện lực.

Thông tư 26/2017/TT-BCT

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HÀNG NĂM VÀ GIÁ ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định phương pháp xác định chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh và phương pháp, trình tự xác định giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

2. Thông tư này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và các Tổng công ty Điện lực.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quy định tại Quyết định số 2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành với nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nêu trên thuộc danh sách do Bộ Công Thương ban hành.

2. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 cùng năm.

3. Năm N-1 là năm liền trước năm N.

4. Năm N-2 là năm liền trước năm N-1.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH

Điều 3. Nguyên tắc xác định chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu

Tổng chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.

Điều 4. Phương pháp xác định chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu

1. Tổng chi phí năm N (CN) của nhà máy được xác định theo công thức sau:

CN = CVL + CTL + CKH + CDVMN + CSCL + CLV + CK

Trong đó:

CVL:

Chi phí vật liệu năm N (đồng);

CTL:

Chi phí tiền lương năm N (đồng);

CKH:

Chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng);

CDVMN:

Chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

CSCL:

Chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

CLV:

Chi phí lãi vay năm N (đồng);

CK:

Chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).

2. Chi phí vật liệu năm N (CVL) của nhà máy: Xác định theo chi phí vật liệu của nhà máy năm N-2 căn cứ trên báo cáo chi phí và giá thành sản xuất, kinh doanh điện đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường và xem xét chi phí tăng thêm để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

3. Chi phí tiền lương năm N (CTL) của nhà máy bao gồm: Tổng chi phí tiền lương, tiền thưởng an toàn điện và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (CKH) của nhà máy: Xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (CDVMN) của nhà máy: Xác định theo chi phí dịch vụ mua ngoài của nhà máy năm N-2 căn cứ trên báo cáo chi phí và giá thành sản xuất, kinh doanh điện đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường và xem xét chi phí tăng thêm để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

6. Chi phí sửa chữa lớn năm N (CSCL) của nhà máy: Xác định theo tổng dự toán sửa chữa lớn cho các hạng mục đến hạn sửa chữa lớn trong năm N.

7. Chi phí lãi vay năm N (CLV) của nhà máy: Xác định theo các hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.

8. Chi phí khác bằng tiền năm N (CK) của nhà máy là các chi phí bao gồm: Công tác phí; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; chi phí thuê đất, thuế tài nguyên, tiền dịch vụ môi trường rừng và các loại thuế phí khác theo quy định; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí khác bằng tiền năm N của nhà máy (không bao gồm chi phí thuê đất, thuế tài nguyên, tiền dịch vụ môi trường rừng và các loại thuế phí khác theo quy định, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường và xem xét chi phí tăng thêm để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

9. Đối với các chi phí được xác định căn cứ trên báo cáo chi phí và giá thành sản xuất, kinh doanh điện đã được kiểm toán năm N-2, trong trường hợp có báo cáo chi phí và giá thành sản xuất, kinh doanh điện đã được kiểm toán năm N-1, áp dụng tính toán các chi phí này căn cứ trên báo cáo chi phí và giá thành sản xuất, kinh doanh điện đã được kiểm toán năm N-1.

Chương III

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH

Điều 5. Nguyên tắc xác định giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu

1. Giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu quy định trong Hợp đồng mua bán điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (bên Bán) và các Tổng công ty Điện lực (bên Mua) được xây dựng đảm bảo cho nhà máy chi trả được các chi phí hợp lý, hợp lệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện và có lợi nhuận hợp lý.

2. Giá điện các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được điều chỉnh bổ sung chi phí và điều chỉnh sản lượng điện phát để đảm bảo thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 6. Phương pháp xác định giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu đã hết khấu hao các tài sản chính

1. Giá điện kể từ thời điểm vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu đã hết khấu hao các tài sản chính được tính toán theo nguyên tắc đảm bảo cho nhà máy thu hồi các chi phí phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh điện.

2. Giá điện được tính theo chu kỳ sửa chữa lớn thiết bị chính là 4 năm và được xác định theo công thức sau:

Thông tư 26/2017/TT-BCT Trong đó:

PC: Giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (đồng/kWh);

CCK: Tổng chi phí bình quân năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong chu kỳ tính giá, được xác định trên cơ sở tổng chi phí năm N quy định tại Khoản 3 Điều này và tổng chi phí các năm tiếp theo năm N trong chu kỳ tính giá quy định tại Khoản 4 Điều này;

LN: Lợi nhuận định mức của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, được xác định bằng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị tài sản còn lại của nhà máy nhân (x) tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu; trong đó, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của nhà máy lấy bằng tỷ suất lợi nhuận chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khung giá bán lẻ điện đang áp dụng;

Abq: Điện năng xuất tuyến bình quân năm trong 5 năm gần nhất thời điểm đàm phán giá điện.

3. Tổng chi phí năm N của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu đã hết khấu hao các tài sản chính để tính giá được xác định theo công thức sau:

CN = CVL + CTL + CKH + CDVMN + CSCL + CLV + CK

Trong đó:

CVL: Chi phí vật liệu năm N (đồng);

CTL: Chi phí tiền lương năm N (đồng);

CKH: Chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng);

CDVMN: Chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

CSCL: Chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

CLV: Chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản nhà máy (đồng);

CK: Chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).

Thuộc tính văn bản: Thông tư 26/2017/TT-BCT

Số hiệu26/2017/TT-BCT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhTài chính nhà nước
Nơi ban hànhBộ Công thương
Người kýTrần Tuấn Anh
Ngày ban hành19/11/2017
Ngày hiệu lực
18/01/2018
BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 26/2017/TT-BCT
Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017
THÔNG
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HÀNG NĂM VÀ GIÁ
ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định s 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Điện lực;
Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông quy định phương pháp, trình tự xác định chi
phí hàng năm giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng
1. Thông này quy định phương pháp xác định chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện
chiến lược đa mục tiêu trong giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh phương pháp, trình
tự xác định giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong giai đoạn thị trường
bán buôn điện cạnh tranh.
2. Thông này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện chiến
lược đa mục tiêu và các Tổng công ty Điện lực.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu nhà máy thủy điện lớn, ý nghĩa đặc biệt
quan trọng về kinh tế - hội, quốc phòng, an ninh quy định tại Quyết định số 2012/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành
với nhà máy thủy điện lớn, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nêu trên thuộc danh sách do Bộ
Công Thương ban hành.
2. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 cùng năm.
3. Năm N-1 là năm liền trước năm N.
4. Năm N-2 là năm liền trước năm N-1.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU TRONG GIAI ĐOẠN THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN
CẠNH TRANH
Điều 3. Nguyên tắc xác định chi phí hàng năm của n máy thủy điện chiến lược đa mục
tiêu
Tổng chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được xây dựng trên
nguyên tắc đảm bảo đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết của các nhà máy thủy
điện chiến lược đa mục tiêu.
Điều 4. Phương pháp xác định chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa
mục tiêu
1. Tổng chi phí năm N (C
N
) của nhà máy được xác định theo công thức sau:
C
N
= C
VL
+ C
TL
+ C
KH
+ C
DVMN
+ C
SCL
+ C
LV
+ C
K
Trong đó:
C
VL
:
Chi phí vật liệu năm N (đồng);
C
TL
:
Chi phí tiền lương năm N (đồng);
C
KH
:
Chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng);
C
DVMN
:
Chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);
C
SCL
:
Chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);
C
LV
:
Chi phí lãi vay năm N (đồng);
C
K
:
Chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).
2. Chi phí vật liệu năm N (C
VL
) của nhà máy: Xác định theo chi phí vật liệu của nhà y năm
N-2 n cứ trên báo cáo chi phí giá thành sản xuất, kinh doanh điện đã được kiểm toán,
loại trừ các chi phí đột biến bất thường xem xét chi phí tăng thêm để đảm bảo thực hiện
các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.
3. Chi phí tiền lương năm N (C
TL
) của nhà máy bao gồm: Tổng chi phí tiền lương, tiền thưởng
an toàn điện và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm hội, bảo
hiểm thất nghiệp kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật liên
quan.
4. Chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (C
KH
) của nhà máy: Xác định trong năm N n cứ
quy định về thời gian sử dụng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại
Thông số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 m 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định các văn bản thay thế, sửa
đổi, bổ sung sau này.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (C
DVMN
) của nhà máy: Xác định theo chi phí dịch vụ mua
ngoài của nhà máy năm N-2 căn cứ trên báo cáo chi phí giá thành sản xuất, kinh doanh
điện đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường xem xét chi phí tăng thêm
để đảm bảo thực hiện các yêu cầu của quan nhà nước thẩm quyền, tính trượt giá theo
tỷ lệ 2,5%/năm.
6. Chi phí sửa chữa lớn năm N (C
SCL
) của nhà máy: Xác định theo tổng dự toán sửa chữa lớn
cho các hạng mục đến hạn sửa chữa lớn trong năm N.
7. Chi phí lãi vay năm N (C
LV
) của nhà máy: Xác định theo các hợp đồng vay vốn hoặc các
văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.
8. Chi phí khác bằng tiền năm N (C
K
) của nhà máy các chi phí bao gồm: Công tác phí; chi
phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền
ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo
hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp môi trường; chi
phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí cấp cứu tai
nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí
trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; chi phí thuê đất, thuế tài nguyên, tiền dịch vụ môi
trường rừng các loại thuế phí khác theo quy định; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy
định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.
Tổng chi phí khác bằng tiền năm N của nhà máy (không bao gồm chi phí thuê đất, thuế i
nguyên, tiền dịch vụ môi trường rừng các loại thuế phí khác theo quy định, chênh lệch tỷ
giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại
trừ các chi phí đột biến bất thường và xem xét chi phí tăng thêm để đảm bảo thực hiện các yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.
Đánh giá bài viết
1 53

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo