Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND về phân công quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh: Về phân công quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------
Số: 54/2011/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH
Về phân công quản lý Nhà nước đối với
các tổ chức hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
________________

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 402/TTr-SNV ngày 02 tháng 6 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Những quy định chung

1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tổ chức hội nhằm bảo đảm việc thành lập và hoạt động của các tổ chức hội có hiệu quả, đúng pháp luật và đúng Điều lệ đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước;

2. Đối tượng quản lý Nhà nước quy định trong Quyết định này bao gồm các hội có phạm vi hoạt động trong thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phép thành lập theo Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội, Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Điều 2. Giao trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với tổ chức hội

1. Giám đốc các Sở - ngành thành phố quản lý nhà nước các tổ chức hội có phạm vi hoạt động cả thành phố (theo danh sách đính kèm tại thời điểm ban hành và các quyết định thành lập hội phát sinh sau thời điểm ban hành Quyết định này);

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị trấn quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong địa bàn quận - huyện, phường - xã, thị trấn.

Điều 3. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với tổ chức hội của Giám đốc các Sở ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn gồm các nội dung như sau:

1. Xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội theo Điểm b, c, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;

2. Có ý kiến bằng văn bản về việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, tổ chức Đại hội nhiệm kỳ và phê duyệt Điều lệ của các hội;

3. Cung cấp các thông tin cần thiết về chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình công tác và phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương để hội có cơ sở định hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động của các hội thành phố; tạo điều kiện để hội tham gia các hoạt động phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, thể dục thể thao và khuyến khích hoạt động của các tổ chức hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực và của địa phương;

4. Lấy ý kiến của các hội để hoàn thiện các quy định quản lý Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức hội tham gia đóng góp ý kiến với vai trò phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, phương hướng, chương trình công tác sắp tới của thành phố, của ngành, của địa phương;

5. Rà soát, lập danh sách những tổ chức hội thành phố thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương được thành lập không đúng thẩm quyền hoặc không đúng quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) xem xét giải quyết;

6. Có ý kiến bằng văn bản với các cơ quan chức năng về việc tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước theo quy định của pháp luật và những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức hội;

7. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc sử dụng và quản lý tài chính của các tổ chức hội, bảo đảm việc sử dụng tài chính đúng mục đích đã đề ra;

8. Hướng dẫn các tổ chức hội xây dựng, sửa đổi Điều lệ;

9. Kiểm tra hoạt động của các tổ chức hội trong việc chấp hành pháp luật và thực hiện Điều lệ hội, đề xuất biện pháp xử lý đối với các vi phạm của các tổ chức hội;

10. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện: xem xét, có ý kiến về tổ chức Đại hội nhiệm kỳ; quyết định phê duyệt Điều lệ (sau khi Đại hội nhiệm kỳ) của các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong quận - huyện, phường - xã, thị trấn;

11. Giao Giám đốc các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện định kỳ báo cáo 6 tháng, báo cáo năm và đột xuất (khi cần thiết) về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức hội thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương cho Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ).

Đánh giá bài viết
1 61
0 Bình luận
Sắp xếp theo