Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần như thế nào?

Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần được quy định tại Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng đi tìm hiểu.

Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và quy định dưới đây.

Theo đó, việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các phương thức giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sàn giao dịch chứng khoán) do Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức, phải đảm bảo giá giao dịch (giá sàn) không thấp hơn giá khởi điểm.

Cụ thể, khi chuyển nhượng vốn thông qua chuyển nhượng cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi các văn bản sau đây đến Sở Giao dịch chứng khoán để thực hiện công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn; việc chuyển khoản để thanh toán các giao dịch mua, bán cổ phiếu, chuyển quyền sở hữu cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Phương thức chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần

Khi chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện trên sàn giao dịch chứng khoán thì thực hiện theo thứ tự phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận (thực hiện giao dịch ngoài sàn).

Giá bán cổ phần mà nhà đầu tư phải thanh toán cho cơ quan đại diện chủ sở hữu khi giao dịch ngoài sàn là giá được xác định theo quy định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận); trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) mà giá giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần tính theo giá sàn cao hơn giá thanh toán được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần cho cơ quan đại diện chủ sở hữu theo giá giao dịch là giá sàn của ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận).

Trường hợp trong ngày mở cuộc đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, ký hợp đồng chuyển nhượng vốn (đối với phương thức thỏa thuận) mà giá giao dịch tính theo giá sàn cổ phiếu của công ty cổ phần thấp hơn giá thanh toán được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận) hoặc không có giá sàn do không có giao dịch thì nhà đầu tư phải thanh toán tiền mua cổ phần cho cơ quan đại diện chủ sở hữu theo giá được xác định phù hợp với từng phương thức chuyển nhượng (đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận).

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải công khai thông tin về giá thanh toán bán cổ phần chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong trường hợp giao dịch ngoài hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (giao dịch ngoài sàn) cho các nhà đầu tư biết và thực hiện.

Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại các công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thời hạn thanh toán đối với nhà đầu tư phù hợp với từng phương thức giao dịch nhưng thời hạn chuyển tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN thực hiện theo quy định đối với trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tại Điều 39 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP.

Việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần chưa niêm yết (hoặc đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không thực hiện giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán) theo phương thức đấu giá công khai; trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh; trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.

Sau khi thực hiện các phương thức đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận để chuyển nhượng vốn mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn nhà nước cần chuyển nhượng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ nhu cầu thị trường lựa chọn thời điểm để tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo các phương thức giao dịch và thứ tự thực hiện các phương thức giao dịch quy định tại Nghị định này.

Ngoài các phương thức chuyển nhượng vốn nêu trên cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể áp dụng phương pháp “dựng sổ” để chuyển nhượng vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc áp dụng phương pháp “dựng sổ” chuyển nhượng vốn phải đánh giá được hiệu quả so với phương án chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu đấu giá công khai hoặc khi giao dịch trên sàn.

Đánh giá bài viết
1 70
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi