Nghị định quy định việc thực hiện kết luận thanh tra số 33/2015/NĐ-CP

Tải về

Nghị định quy định việc thực hiện kết luận thanh tra số 33/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 03 năm 2015 về nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra.

Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 33/2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Tổng thanh tra Chính phủ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Cơ quan quản lý nhà nước; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

2. Cơ quan thanh tra nhà nước; thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

3. Đối tượng thanh tra; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra

1. Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.

2. Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

4. Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA

Điều 4. Chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra khi có một trong các trường hợp sau:

a) Kết luận thanh tra có nội dung xin ý kiến chỉ đạo thực hiện;

b) Nội dung kết luận thanh tra có yếu tố nước ngoài;

c) Nội dung kiến nghị xử lý trong kết luận thanh tra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thiếu tính khả thi;

d) Kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra cần có văn bản chỉ đạo thực hiện.

2. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra; về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra; xác định rõ trách nhiệm, thời gian triển khai và thời hạn báo cáo kết quả thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.

3. Nội dung chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiến nghị việc thực hiện kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được ban hành trong một văn bản hoặc từng văn bản riêng biệt.

Điều 5. Xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý đình chỉ, chấm dứt hành vi vi phạm, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra;

b) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tiến hành thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; quyết định thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; áp dụng các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật;

c) Kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tiền, quyền sử dụng đất, tài sản khác, khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.

3. Chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày ban hành, văn bản xử lý các sai phạm về hành chính, kinh tế được quy định tại Khoản 1 Điều này phải được gửi cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan ban hành kết luận thanh tra.

Điều 6. Xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm

1. Căn cứ phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo việc tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có hành vi vi phạm;

b) Tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;

d) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về lao động và pháp luật có liên quan.

THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN THANH TRA

Điều 17. Nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

Hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.

Điều 18. Trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.

2. Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

3. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của mình.
4. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 20. Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

Đánh giá bài viết
1 944
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm