Hàng loạt văn bản về giáo dục hết hiệu lực từ 19/12

Danh sách văn bản pháp luật về giáo dục hết hiệu lực từ 19/12

Ngày 19/12/2020 là ngày có hiệu lực của Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật (QPPPL) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Một số văn bản bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục đáng chú ý gồm:

- Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường;

- Quyết định 75/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ pháp chế ngành giáo dục;

- Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT quy định trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;

- Thông tư 06/2011/TT-BGDĐT quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thông tư 25/2011/TT-BGDĐT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng;

- Thông tư 18/TTLT ngày 18/9/1993 liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Công đoàn giáo dục Việt Nam hướng dẫn thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong cán bộ giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục - đào tạo;

- Chỉ thị 11/CTLT ngày 01/7/1995 liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Công đoàn giáo dục Việt Nam đẩy mạnh công tác xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hóa” trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục - đào tạo;

- Thông tư liên tịch 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện thu chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Thông tư liên tịch 14/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, phục vụ quản lí công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 49
0 Bình luận
Sắp xếp theo