Điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất

Tải về

Tài sản cố định gồm những gì?

Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển thu hồi trên 1 năm. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC

1. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Là tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Đối với xúc vật như trâu, bò thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Chi phí để nâng cấp tài sản cố định mà làm tăng đáng kể thời gian sử dụng hoặc tăng công suất, công năng của TSCĐ thì hạch toán tăng tài sản cố định.

Chi phí để sửa chữa hỏng hóc tài sản cố định thì hạch toán trực tiếp vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ nhưng không quá 3 năm.

2. Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình

Tất cả các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Các khoản chi phí không được ghi nhận vào tài sản cố định vô hình mà phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tối đa không qua 3 năm:

- Chi phí thành lập doanh nghiệp

- Chi phí đào tạo nhân viên

- Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp

- Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu

- Chi phí chuyển dịch địa điểm

- Chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh

Đánh giá bài viết
1 239
Điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm