Công văn 7599/TCHQ-TXNK

Công văn 7599/TCHQ-TXNK - Thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định 134/2016/NĐ-CP

Tổng cục Hải quan (TCHQ) vừa ban hành Công văn hỏa tốc số 7599/TCHQ-TXNK phản hồi các vướng mắc về chính sách thuế xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mời các bạn tham khảo.

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7599/TCHQ-TXNK

V/v thực hiện Luật Thuế XK, thuế NK, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Tổng cục Hải quan nhận được ý kiến phản ánh vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và các văn bản hướng dẫn. Để thực hiện quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, tiếp theo công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08/12/2016, Tổng cục Hải quan có ý kiến về các vướng mắc của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Bảng tổng hợp (đính kèm).

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố được biết và thực hiện./.

Nơi nhận:

  • Như trên;
  • Cục GSQL, Cục CNTT, Cục QLRR;
  • Lưu: VT, TXNK-CST (03b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Dương Thái

PHỤ LỤC
BẢNG TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC THỰC HIỆN LUẬT THUẾ XK, THUẾ NK SỐ 107/2016/QH13, NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2016/NĐ-CP VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN

(Ban hành kèm theo công văn số 7599/TCHQ-TXNK ngày 20/11/2017)

STT

Nhóm vấn đề vướng mắc

Nội dung vướng mắc của các Cục Hải quan địa phương

Nội dung hướng dẫn của Tng cục Hải quan

I

Về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế bảo vệ môi trường

1

- Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu theo Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì các loại thuế nhập khẩu bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ có được miễn hay không?

- Điều 8 Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 quy định 5 trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường nhưng không có trường hợp nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Từ ngày 01/9/2016, thuế bảo vệ môi trường đối với nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp ngay và không có cơ sở để giải quyết hoàn thuế đã nộp sau khi xuất khẩu sản phẩm. Nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu có sử dụng tại Việt Nam, có gây hại đến môi trường Việt Nam (ví dụ: Mặt hàng dầu mỡ bôi trơn...) nếu không được miễn thuế thì đề nghị quy định cụ thể không được hoàn thuế đã nộp.

(Cục HQ Đồng Nai)

- Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ đã được hướng dẫn tại công văn số 17707/BTC-TCHQ ngày 14/12/2016 của Bộ Tài chính, theo đó việc áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp (về thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, miễn thuế, hoàn thuế...) được thực hiện như thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Về thuế bảo vệ môi trường: Căn cứ Luật thuế bảo vệ môi trường, Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011, Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính, thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường, không thuộc đối tượng hoàn thuế bảo vệ môi trường.

II

Thuế suất

2

'

Theo quy định tại Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước) được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, được vận chuyển trực tiếp, đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa, có giấy chứng nhận xuất xứ form D.

Thực tế có phát sinh trường hợp nhập khẩu tại chỗ như sau: Doanh nghiệp A tại Việt Nam ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp B nước ngoài, trong hợp đồng có chỉ định doanh nghiệp C tại Việt Nam (doanh nghiệp C không phải là doanh nghiệp chế xuất hoặc DN nằm trong khu chế xuất) giao hàng cho doanh nghiệp A. Hàng hóa XK tại chỗ của doanh nghiệp C được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp C/O form D (hàm lượng RVC trên 40%), đáp ứng tiêu chí xuất xứ và mặt hàng có trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA.

Như vậy, căn cứ quy định tại Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì hàng hóa nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp A không đủ điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, điểm 1 công văn 1744/TCHQ-GSQL ngày 22/04/2011 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn C/O mẫu D cấp cho hàng hóa XNK tại chỗ có nêu: ...đề nghị các đơn vị thực hiện kiểm tra và xem xét cho hưởng ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ có C/O do các tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp bởi các nước thành viên Hiệp định thương mại tự do”.

Đề xuất: Đề nghị TCHQ hướng dẫn thực hiện đúng theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 và các Nghị định ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt.

(Cục HQ Quảng Ninh)

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp trình Bộ và các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Hiện tại, trong khi chưa có hướng dẫn, đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.

III

Về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp

3

Căn cứ các Luật Thuế GTGT và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì không quy định đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp ưu tiên. Luật Quản lý Thuế cũng không quy định thời hạn nộp thuế của đối tượng này. Như vậy, quy định về thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp ưu tiên quy định tại Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13 có áp dụng cho thuế GTGT, TTĐB không.

(Cục HQ TP. Hồ Chí Minh)

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định: “Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế”. Như vậy, doanh nghiệp ưu tiên được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 9 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 đối với các loại thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4

Theo quy định tại Luật Thuế XNK số 107/2016/QH13, doanh nghiệp không phải nộp thuế ngay. Theo hướng dẫn tại công văn số 8450/TCHQ-CNTT ngày 01/9/2016 và công văn số 8621/TCHQ-TXNK ngày 08/9/2016 của Tổng cục Hải quan thì các Chi cục Hải quan phải nhập vào hệ thống chứng từ điều chỉnh ân hạn.

Như vậy, đối với tờ khai thông quan luồng xanh, cơ quan hải quan nhập chứng từ điều chỉnh ân hạn bằng cách nào. Cục Hải quan TP.HCM đề nghị nên tự động hóa trên hệ thống.

(Cục HQ TP. Hồ Chí Minh)

Việc xác định thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp ưu tiên đã được hệ thống thiết kế tự động trên Hệ thống KTTT.

Việc điều chỉnh thời gian ân hạn theo quy định cho các tờ khai của doanh nghiệp ưu tiên đã được nâng cấp trên hệ thống và thông báo tại công văn số 10461/TCHQ-CNTT ngày 04/11/2016. Do đó, đơn vị không cần phải thực hiện nhập chứng từ điều chỉnh ân hạn.

5

Đề nghị Tổng cục Hải quan nghiên cứu, hiệu chỉnh lại chương trình VNACCS/KTTT với mục tiêu tự động hóa hoàn toàn từ khâu đăng ký đến khâu thanh khoản thuế (kể cả lệ phí hải quan) đối với từng tờ khai cụ thể:

1. Tự động hóa thông tin nợ thuế trong tháng của doanh nghiệp ưu tiên trong chương trình kế toán tập trung;

2. Khai thác số nợ thuế trong tháng của doanh nghiệp ưu tiên trong chương trình kế toán tập trung để phục vụ cho công tác dự toán thu NSNN;

3. Hệ thống không cưỡng chế doanh nghiệp ưu tiên nếu hệ thống KTTT chưa thanh khoản xong số thuế đã nộp trong ngày 10 hàng tháng.

(Cục HQ TP. Hồ Chí Minh)

1+2. Về hệ thống tự động hóa thông tin nợ thuế trong tháng của doanh nghiệp ưu tiên và khai thác được số nợ thuế của doanh nghiệp ưu tiên trong tháng: Hệ thống KTTT luôn tự động lập danh sách nợ thuế đối với tất cả các doanh nghiệp (chức năng này online ngay khi có các chứng từ nhập vào hệ thống) và có chức năng quản lý, theo dõi nợ cho tất cả các doanh nghiệp.

3. Về việc Hệ thống không cưỡng chế doanh nghiệp ưu tiên khi chưa thanh khoản xong số thuế đã nộp trong ngày 10 hàng tháng: Tổng cục Hải quan đã có công văn số 10461/TCHQ-CNTT ngày 04/11/2016 hướng dẫn thực hiện. Theo đó, từ ngày 04/11/2016 khi nâng cấp hệ thống để tự động điều chỉnh ân hạn cho doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì đã xử lý được vướng mắc này.

6

1. Về theo dõi và nhập máy tiền đặt cọc của hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất (quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13):

- Hiện nay việc cập nhật chứng từ ký quỹ phải thực hiện thủ công, đề nghị Cục CNTT hỗ trợ tự động cập nhật thông tin số tờ khai từ Hệ thống VNACCS và chứng từ nộp tiền đặt cọc từ ngân hàng, kho bạc sang Hệ thống Kế toán thuế tập trung.

Chức năng M.Nhập chứng từ ký quỹ để quản lý tiền đặt cọc trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung không đảm bảo việc theo dõi tiền ký quỹ. Đề nghị sử dụng chức năng: 2.Nhập liệu/D.Chứng từ ghi sổ liên quan tới tờ khai/Nhập chứng từ-Loại chứng từ ghi sổ: Q1.Chứng từ nhập quỹ; Q2.Chứng từ thoái quỹ.

2. Về theo dõi, quản lý bảo lãnh của hàng kinh doanh tạm nhập-tái xuất:

- Hiện nay chưa có hướng dẫn về việc theo dõi, xử lý quyết toán bảo lãnh khi hàng hóa kinh doanh , tạm nhập đã thực tái xuất theo đúng thời hạn (bao gồm cả thời gian gia hạn). Cục Hải quan Tp.Hải Phòng đề xuất: căn cứ đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản xác nhận hàng hóa đã tái xuất để doanh nghiệp và ngân hàng quyết toán bảo lãnh.

- Hệ thống Kế toán thuế tập trung chưa thực hiện theo dõi trừ lùi, khôi phục bảo lãnh và cảnh báo khi doanh nghiệp chưa thực hiện nộp thuế hoặc thanh khoản tờ khai. Đề nghị Cục CNTT nâng cấp hệ thống đáp ứng quy định tại Luật thuế XNK số 107/2016/QH13.

(Cục HQ Hải Phòng, Cục HQ Quảng Ninh)

1. Vấn đề xử lý thuế hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất trên hệ thống VNACCS/VCIS và KTTT, Tổng cục Hải quan có công văn số 292/TCHQ-TXNK ngày 16/1/2017. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có một số vướng mắc liên quan đến cơ chế quản lý trên hệ thống và phương pháp hạch toán kế toán, Tổng cục Hải quan có công văn số 575/TCHQ-TXNK ngày 25/01/2017 tạm dừng thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 292/TCHQ-TXNK.

2. Theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất có bảo lãnh hoặc đặt cọc thì thuộc đối tượng miễn thuế nên hệ thống KTTT không có thông tin về số thuế phải bảo lãnh hoặc đặt cọc. Do đó, hệ thống KTTT không hỗ trợ các đơn vị theo dõi, quản lý tiền đặt cọc, bảo lãnh đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập - tái xuất và các đơn vị phải theo dõi bằng phương thức thủ công. Vì vậy, ngày 4/7/2017, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4497/TCHQ-TXNK gửi Cục Hải quan TP. Hà Nội, có gửi cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để thực hiện. Theo đó, trong thời gian chờ nâng cấp hệ thống, đề nghị các đơn vị thực hiện theo dõi thủ công.

Thuộc tính văn bản: Công văn 7599/TCHQ-TXNK

Số hiệu7599/TCHQ-TXNK
Loại văn bảnCông văn
Lĩnh vực, ngànhXuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí
Nơi ban hànhTổng cục Hải quan
Người kýNguyễn Dương Thái
Ngày ban hành20/11/2017
Ngày hiệu lực20/11/2017
Đánh giá bài viết
1 236
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo