Trắc nghiệm Hóa học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Tải về

Trắc nghiệm môn Hóa học 7 CTST có đáp án

Trắc nghiệm Hóa học 7 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa lớp 7 CTST có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn thi học kì môn Khoa học tự nhiên lớp 7 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết câu hỏi trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo môn Hóa học, mời các em cùng tham khảo và tải về làm đề cương ôn tập môn KHTN 7.

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 7 sách Chân trời sáng tạo

I. Nhận biết:

Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (2) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; (3) Thực hiện kế hoạch; (4) Hình thành giả thuyết; (5) Kết luận. Thứ tự đúng các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

A. 1, 4, 2, 3, 5.

B. 1, 4, 3, 2, 5.

C. 1, 2, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 4, 3, 5.

Câu 2. Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là...

A. kĩ năng phân loại.

B. kĩ năng liên kết.

C. kĩ năng quan sát.

D. kĩ năng dự báo.

Câu 3. “Nhìn thấy bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp có mưa”. Kĩ năng được thể hiện qua trường hợp này là…

A. kĩ năng dự báo.

B. kĩ năng liên kết.

C. kĩ năng quan sát.

D. kĩ năng phân loại.

Câu 4. “Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu”. Kĩ năng được thể hiện qua trường hợp này là…

A. kĩ năng quan sát.

B. kĩ năng liên kết.

C. kĩ năng đo.

D. kĩ năng dự báo.

Câu 5. Để đo thời gian chuyển động của một vật chuyển động nhanh trên một quãng đường, để tránh việc sai số lớn, người ta thường dùng…

A. đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

B. đồng hồ.

C. đồng hồ bấm giây.

D. cổng quang điện.

Câu 6. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là...

A. proton và neutron.

B. electron và neutron.

C. electron, proton và neutron.

D. electron và proton.

Câu 7. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. Electron, proton và neutron.

B. Electron và neutron.

C. Proton và neutron.

D. Electron và proton.

Câu 8. Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là...

A. proton.

B. electron.

C. neutron.

D. neutron và electron.

Câu 9. Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là…

A. electron.

B. neutron.

C. proton.

D. neutron và electron.

Câu 10. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên…

A. số hạt proton = số hạt electron.

B. số hạt protron = số hạt neutron.

C. số hạt electron = số hạt neutron.

D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.

Câu 11. Điện tích của hạt nhân do hạt nào quyết định?

A. Hạt proton.

B. Hạt electron.

C. Hạt neutron.

D. Hạt proton và electron.

Câu 12. Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau và gần bằng…

A. 1 amu.

B. 2 amu.

C. 0,00055 amu.

D. 12 amu.

Câu 13. Vào năm 1897, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không?

A. Tôm-xơn (Joseph John Thomson).

B. Rơ-dơ-pho (E. Rutherford).

C. Chat-uých (J. Chadwick).

D. Niu-tơn (Newton).

Câu 14. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

B. Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân và neutron.

C. Nguyên tử có cấu tạo bởi các electron mang điện tích âm.

D. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt proton và neutron.

Câu 15. Qui ước lấy amu (hay đvC) làm khối lượng nguyên tử. Một amu có khối lượng bằng:

A. 1,6605.10-24g.

B. 12 khối lượng nguyên tử C.

C. 1,6605.10-24kg.

D. 1,6605.10-25g.

Câu 16. Trong nguyên tử, các hạt mang điện là...

A. electron và proton.

B. electron và neutron.

C. proton và neuton.

D. proton.

Câu 17. Một nguyên tử carbon có khối lượng là…

A. 1,9926.10-23g.

B. 1amu.

C. 1,9926.10-23kg.

D. 1,6605.10-23g.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất.

B. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi hạt proton và hạt electron.

C. Hạt nhân nguyên tử chứa hạt proton mang điện tích âm (-).

D. Trong một nguyên tử: số electron = số proton = số neutron.

Câu 19. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron và neutron.

B. Trong hạt nhân nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton.

C. Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân.

D. Các chất đều tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, gọi là nguyên tử.

Câu 20. Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử, được tính theo đơn vị quốc tế là

A. amu.            B. gam.            C. kilogam.            D. tấn.

.................................

Trên đây chỉ là một số câu hỏi trong bộ đề trắc nghiệm Hóa học 7 Chân trời sáng tạo, mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung 240 câu trắc nghiệm Hóa 7 CTST.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 2.608
Trắc nghiệm Hóa học 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm