Đọc hiểu Vụ mất tích kỳ lạ

Vụ mất tích kỳ lạ đọc hiểu

Đề đọc hiểu truyện trinh thám là một trong những nội dung các em sẽ được làm quen trong chương trình môn Ngữ văn 9 tập 2 sách Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu truyện trinh thám Vụ mất tích kỳ lạ có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu hơn về cách làm dạng bài này.

Vụ mất tích kỳ lạ đọc hiểu

Đọc hiểu văn bản Vụ mất tích kỳ lạ Arthur Conan Doyle

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Vụ mất tích kỳ lạ

(Sir Arthur Conan Doyle)

Lược một đoạn: Mary Sutherland, một cô gái trẻ, tìm đến thám tử Sherlock Holmes để nhờ tìm người yêu của mình, Hosmer Angel, người đã biến mất bí ẩn. Mary kể rằng cô gặp Hosmer tại một buổi khiêu vũ và họ nhanh chóng yêu nhau, nhưng cha dượng của cô, ông Windibank, không đồng ý. Trước khi cha dượng trở về, Hosmer vội vàng đề nghị kết hôn và yêu cầu Mary hứa luôn trung thành với mình, dù có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, vào ngày tổ chức lễ cưới, Hosmer đã biến mất bí ẩn ngay khi đến nhà thờ. Mary tin rằng có thể anh đã gặp tai nạn, còn Holmes cho rằng cô đã bị lừa. Mary Sutherland cung cấp nhận dạng, 4 lá thư của Hosmer và địa chỉ cha dượng cho thám tử. Holmes xem xét các bức thư của Hosmer và phát hiện ra rằng chữ ký của ông ta cũng được đánh máy. Điều này có nghĩa là Hosmer có thể chối bỏ chữ ký của mình trong trường hợp bị đưa ra tòa về tội đơn phương hủy bỏ hôn ước. Holmes viết hai lá thư, 1 gửi cho một công ty ở trung tâm thương mại London, yêu cầu họ cho thông tin về người đàn ông tên là Hosmer Angel, 1 gửi cho cha dượng của Mary, yêu cầu ông ta đến gặp Holmes vào lúc 6 giờ chiều ngày mai.

Khách là một người đàn ông vạm vỡ, cao trung bình, trạc 30 tuổi. Gương mặt vàng nhạt, trụi lủi, không có râu mép, râu cằm hay râu má gì cả. Ông ta có một vẻ dịu dàng giả tạo. Đôi mắt xám, rất linh hoạt và sắc sảo ném một cái nhìn dò hỏi về phía chúng tôi. Đoạn ông ta đặt nón lên chiếc tủ buýp-phê, hơi nghiêng mình một chút và ngồi xuống chiếc ghế gần nhất.

- Thưa ông Windibank. Có phải là thư đánh máy này là của ông không?

- Thưa ông, làm sao ông có thể tìm ra được anh chàng Hosmer.

- Trái lại. Tôi sẽ tìm ra được ông Hosmer.

- Điều đáng ngạc nhiên là những máy đánh chữ cũng có cá tính riêng biệt của chúng! Có những chữ bị mòn nhiều hơn những chữ khác, có những chữ chỉ mòn ở một bên... Này ông, trong lá thư đánh máy của ông gửi cho tôi, tôi nhận thấy trên tất cả những chữ 'c' đều có một vết nhòe nhỏ, và tất cả những chữ 't' đều có dấu gạch ngang hơi mờ. Tôi còn đếm được 14 đặc điểm khác, nhưng hai đặc điểm vừa nêu là nổi bật nhất.

- Ở văn phòng, chúng tôi sử dụng cái máy đó để đánh tất cả những thư tín của chúng tôi, chắc chắn là nó không còn được tốt lắm. Đôi mắt sắc sảo của ông ta nhìn Holmes đăm đăm.

Ông Windibank giật nảy mình và nói:

- Tôi rất mừng được nghe ông báo tin này.

Và bây giờ, tôi sẽ trình bày cho ông xem một trường hợp thật là thú vị. Lá thư đánh máy của ông gửi cho tôi và bốn lá thư gửi cô Mary có điểm chung. Bên trên những chữ 'c' đều có những vết nhòe nhỏ, và tất cả những chữ 'i' đều có dấu gạch ngang không rõ ràng. Ông lấy chiếc kính lúp của tôi để xem, tôi sẽ chỉ cho ông thấy 14 đặc điểm khác mà tôi đã nói với ông lúc này.

Ông Windibank liền đứng phát lên và chụp lấy chiếc nón của mình. Đôi mắt sắc bén của Windibank nhìn Holmes đăm đăm, rồi nói:

- Ông Holmes, tôi không có thì giờ rảnh để nói những chuyện tầm phào! Nếu ông có thể bắt gặp được ông Hosmer thì hãy cứ bắt đi, rồi báo tin cho tôi biết."

- Chắc chắn là như thế." - Holmes đáp, vừa lẹ làng đứng lên khóa trái cửa lại. - Ông nên biết rằng tôi đã bắt được Hosmer rồi.

- Sao? Ở đâu? - Ông Windibank kêu lên bằng một giọng thảng thốt, như một con chuột bị sa bẫy.

- Không sao... Không sao cả! - Holmes đáp bằng một giọng ngọt lịm. - Ông Windibank, bây giờ ông không còn cách nào để thoát được nữa. Tất cả đã quá rõ.

Ông Windibank ngồi phịch xuống. Gương mặt tái mét, trán ướt đẫm mồ hôi.

- Pháp... pháp luật không thể làm gì được tôi! - Ông ta nói lắp bắp.

- Có thể là pháp luật không làm gì được ông. Nhưng hành động của ông thật là vô cùng đê tiện, tàn nhẫn và ích kỷ...

Tôi sẽ kể lại sự việc từ đầu đến cuối, và nếu tôi có sai chỗ nào thì ông cứ việc sửa: Người cha dượng của cô gái đã cải trang thành một người đàn ông tên là Hosmer để lừa cô gái. Hắn mang một cặp kính màu, đeo một bộ râu giả, và biến giọng nói bình thường của mình thành một giọng nói thì thầm êm dịu, ông ta đến dự buổi khiêu vũ, làm quen với cô gái và tự giới thiệu mình là Hosmer. Thế là người cha dượng đã đóng vai trò một kẻ si tình với cô con gái riêng của vợ mình, để gạt ra ngoài bất cứ anh chàng nào muốn tán tỉnh cô. Ông ta đã làm điều này vì muốn cô gái lập gia đình, vì như vậy ông ta sẽ không được hưởng số tiền 100 bảng mỗi năm từ cô gái nữa.

(Sir Arthur Conan Doyle, Sherlock Holmes toàn tập, NXB Văn học, 2015)

Thực hiện yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Nhân vật nào đã tìm đến thám tử Sherlock Holmes để nhờ giúp đỡ? Vấn đề mà nhân vật đó muốn giải quyết là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Thám tử Sherlock Holmes đã phát hiện ra điều gì bất thường trong các lá thư của Hosmer Angel? Chi tiết nào giúp Holmes nhận ra điều này?

Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao Holmes nghi ngờ và sau đó khẳng định rằng Hosmer Angel chính là cha dượng của Mary Sutherland? Những chi tiết nào trong đoạn trích hỗ trợ cho phát hiện này?

Câu 5 (1,0 điểm): Em nghĩ hành động của ông Windibank có thể bị pháp luật xử lý như thế nào trong bối cảnh câu chuyện? Nếu điều này xảy ra trong đời sống hiện nay, hành động này có bị xem là phạm pháp không? Tại sao?

Gợi ý

Câu

Nội dung

ĐỌC – HIỂU

1

Nội dung chính của đoạn trích là cuộc điều tra của thám tử Sherlock Holmes về vụ mất tích bí ẩn của Hosmer Angel, và ông phát hiện ra rằng Hosmer chính là cha dượng của Mary Sutherland đã cải trang để lừa cô.

2

Mary Sutherland là người đã tìm đến Sherlock Holmes để nhờ tìm người yêu của mình, Hosmer Angel, người đã biến mất ngay trước ngày cưới của họ.

3

Holmes đã phát hiện ra điều bất thường trong các lá thư của Hosmer Angel, đó là tất cả các chữ trong thư đều được đánh máy, kể cả chữ ký. Điều này giúp Holmes nhận ra rằng Hosmer cố ý để không thể bị truy tố về việc hủy bỏ hôn ước, vì anh ta có thể chối bỏ việc đã ký tên.

4

Holmes nghi ngờ và sau đó khẳng định rằng Hosmer Angel chính là cha dượng của Mary vì những đặc điểm bất thường trong thư của Hosmer (được đánh máy hoàn toàn) và việc cha dượng luôn không tán thành mối quan hệ của Mary. Ngoài ra, Holmes còn sử dụng quan sát về dấu vết trên máy đánh chữ, điều này giúp ông nhận ra rằng các thư của Hosmer Angel và thư của ông Windibank có cùng đặc điểm, chứng minh rằng cả hai là cùng một người.

5

Trong bối cảnh câu chuyện, hành động của ông Windibank rất khó bị pháp luật xử lý vì không có bằng chứng pháp lý cụ thể để truy tố ông ta. Tuy nhiên, hành động này là lừa dối và có tính chất đạo đức đáng lên án. Trong đời sống hiện nay, hành động này có thể bị xem là phạm pháp nếu có chứng cứ rõ ràng về việc ông Windibank cố ý gian dối, xâm phạm quyền lợi tài chính hoặc tình cảm của người khác. Những hành vi gian lận, lừa đảo thường có thể bị xử lý theo luật pháp hiện đại.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.267
Đọc hiểu Vụ mất tích kỳ lạ
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng