Đọc hiểu thơ Nguyễn Trãi lớp 10
Dưới đây là Bộ đề đọc hiểu văn thơ Nguyễn Trãi được biên soạn theo cấu trúc mới 100% tự luận, xoay quanh toàn bộ kiến thức theo chương trình mới. Mỗi đề đều được thiết kế với hệ thống câu hỏi đa dạng, từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao, nhằm đánh giá toàn diện năng lực phân tích và tư duy phản biện của học sinh.
Đặc biệt, bộ đề còn đi kèm đáp án giải chi tiết, cung cấp những phân tích sâu sắc và gợi ý cách làm bài hiệu quả. Đây sẽ là tài liệu hữu ích cho học sinh và giáo viên trong quá trình ôn tập, giảng dạy và nghiên cứu về di sản thơ văn của Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của dân tộc.
Bộ đề đọc hiểu thơ văn Nguyễn Trãi (Có đáp án)
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ NGUYỄN TRÃI
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
* Về thơ Nôm Đường luật:
1. Thời điểm ra đời | Khoảng thế kỉ XIII |
2. Yếu tố tiếp thu thơ Đường luật | Mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối,... |
3. Yếu tố sáng tạo so với thơ Đường luật | Có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, tận dụng các phép đối; từ ngữ và hình ảnh mang bản sắc dân tộc. |
*Về thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn:
- Đây là sáng tạo của các tác giả Việt Nam trên cơ sở kế thừa thơ Nôm Đường luật.
- Việc xuất hiện các câu lục ngôn (sáu chữ) xen kẽ với các câu thất ngôn (7 chữ) phá vỡ ít nhiều kết cấu của thơ Đường luật thất ngôn, tạo nên điểm nhấn về cảm xúc, suy tư, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu,… góp phần mở ra thời kì mới cho sự phát triển của văn học dân tộc.
2. Một số nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Trãi (cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm)
*Tác phẩm thơ chính: Ức Trai thi tập (chữ Hán); Quốc âm thi tập (chữ Nôm)
*Đặc sắc thơ Nguyễn Trãi:
- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên tinh tế, độc đáo, mới lạ.
- Cảnh vật thường được nhân hoá, sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.
- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.
3. Lưu ý cách đọc hiểu thơ Đường luật hoặc thơ chữ Hán
- Huy động những hiểu biết về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, đề tài/thể loại, ngôn ngữ,…)
- Đọc văn bản, xác định thể loại và bố cục; vần, nhịp; nhân vật trữ tình…
- Đọc, phân tích nội dung và hình thức của văn bản theo bố cục; bám sát các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… để nêu được bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Đánh giá văn bản; vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn.
ĐỀ 1
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
MỘ XUÂN TỨC SỰ
(Nguyễn Trãi)
Phiên âm:
Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
Môn ngoại toàn vô tục khách la
Đỗ Vũ (1) thanh trung xuân hướng lão,
Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
Dịch nghĩa:
Nhàn rỗi suốt ngày đóng cửa phòng sách
Ngoài cửa vắng khách tục đến
Trong tiếng đỗ vũ kêu ý chừng xuân đã muộn
Cả một sân hoa soan nở dưới mưa phùn.
Dịch thơ:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bén mảng gần.
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ?
Câu 2. Lí giải vì sao tác giả “bế thư trai” (đóng cửa phòng sách) mà vẫn nghe thấy tiếng chim kêu và biết xuân đã muộn?
Câu 3. Em hiểu gì về câu thơ “Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai”?
Câu 4. Chỉ ra loài hoa, âm thanh xuất hiện trong bài thơ
Câu 5. Nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ.
Câu 6. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 7. Từ bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về lối sống gắn bó, hòa hợp với tự nhiên?
Câu 8. Qua tác phẩm, em rút ra được điều gì đáng quý, cần phải học tập điều gì ở nhà thơ
Câu 9: Viết một đoạn văn ngắn về bài học mà em rút ra được từ bài thơ này.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1: Thể thơ của bài thơ: TNBC ĐL
Phương thức biểu đạt bài thơ: Biểu cảm kết hợp với Nghị luận
Câu 2: Tác giả “ Bế thư trai” “đóng cửa phòng sách” mà vẫn nghe thấy tiếng chim kêu và biết xuân đã muộn vì:
+ Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ hỗn loạn nên thi nhân từ trối cuộc sống bên ngoài để bày tỏ thái độ với triều đình lúc Nguyễn Trãi đã về quê ở ẩn . Do đó, ông mới có thể đóng cửa trong nhà , an nhàn đọc sách ( đọc sách)
+ Cũng do quá an nhàn nên Nguyễn Trãi dù trong phòng văn nghe thấy tiếng chim kê vẫn ngắm nhìn được thiên nhiên. Bởi nhà thơ yêu và gắn bó với thiên nhiên đất nước, với cảnh sắc non sông ĐN.
Câu 3: “Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai” dịch “ Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan” . Câu thơ miêu tả vẻ đẹp hoa xoan. Câu thơ được miêu tả bằng giác quan nhạy bén của tác gỉa, cùng nét bút tinh tế, vẻ đẹp của hương thơm và hoa xoan hiện lên trước mắt người đọc. => vẫn lắng nghe và cảm nhận được vẻ đẹp của TN.
Câu 4. Chỉ ra loài hoa, âm thanh xuất hiện trong bài thơ
- Loài hoa: Hoa xoan.
- Âm thanh: Tiếng cuốc kêu .
ĐỀ 2
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Dục Thúy sơn
Cửa biển có non tiên
Từng qua lại mấy phen
Cảnh tiên rơi cõi tục
Mặt nước nổi hoa sen
Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen(1)
(Nguyễn Trãi, In trong Thơ văn Nguyễn Trãi, Khương Hữu Dụng dịch, NXB Giáo dục, 1980)
(1) Bia nói ở đây là bài văn bia Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí do Trương Hán Siêu viết năm 1343 dưới đời vua Trần Dụ Tông, khắc ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thuý sau khi tháp được xây dựng lại (tháp đã có từ đời Lý nhưng qua thời gian đã bị hư hại).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ.
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3. Nhân vật lịch sử được nhắc đến trong hai câu thơ sau là ai? Nêu hiểu biết của em về nhân vật lịch sử đó.
Nhớ xưa Trương Thiếu bảo
Bia khắc dấu rêu hoen.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Bóng tháp hình trâm ngọc,
Gương sông ánh tóc huyền.
Câu 5. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Qua đó, anh/ chị hiểu gì về tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nhận về một hình ảnh trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho anh/ chị.
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ: Biểu cảm
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ: Cảnh sắc thần tiên núi Dục Thúy và nỗi cảm hoài của Nguyễn Trãi
Câu 3:
- Nhân vật lịch sử được nói đến là Trương Hán Siêu.
- Trương Hán Siêu là bậc danh sĩ cao khiết, nhà thơ lỗi lạc đời Trần.
Câu 4:
- Biện pháp tu từ so sánh:
+ Bóng tháp – trâm ngọc (Bóng tháp trên ngọn núi soi xuống mặt nước giống như cái trâm ngọc xanh)
+ Gương sông – ánh tóc huyền (Ánh sáng của sóng nước phản chiếu ngọn núi như đang soi mái tóc biếc)
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của cảnh núi Dục Thúy mang dáng vẻ yểu điệu, duyên dáng, hữu tình như con người.
+ Cho thấy cảm nhận tinh tế về thiên nhiên của nhà thơ.
+ Làm cho câu thơ trở nên cân đối, sinh động và gợi cảm hơn.
Câu 5:
- Mạch cảm xúc của tác giả: Từ quan sát và miêu tả cảnh (từ xa, bao quát (hai câu thực) đến gần, chi tiết (hai câu luận) đến liên tưởng, hoài niệm (nhìn cảnh nhớ người).
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
+ Yêu thiên nhiên sâu sắc
+ Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nặng lòng với quá khứ, tâm hồn hướng nội, sâu sắc.
+ Tấm lòng trân trọng người tài năng
Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy;
- Nội dung: Nêu cảm nhận về một hình ảnh trong bài thơ mà bản thân thấy ấn tượng sâu sắc nhất.
Ví dụ: Hình ảnh so sánh dáng núi Dục Thúy với đoá sen được miêu tả trong hai câu thực: Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với đoá sen. Hình ảnh đoá sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. Hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp như cõi tiên cảnh của núi Dục Thuý, đồng thời cho thấy cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của Nguyễn Trãi.
ĐỀ 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà(1) nặng vạy(2) then.
Bui(3) có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng(4) khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)
(1) Yên hà: khói và ráng chiều.
(2) Vạy: từ Nôm cổ, nghĩa là cong, quẹo..
(3) Bui: từ Nôm cổ, có nghĩa là duy (có), chỉ (có).
(4) Chăng: chẳng, không.
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra 03 từ Hán Việt có trong bài thơ.
Câu 3. Hai câu thơ sau cho em hiểu gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn?
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu luận:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Câu 5. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm cho rằng dù đã lui về ở ẩn, nhưng Nguyễn Trãi chỉ nhàn thân chứ không nhàn tâm không? Vì sao?
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1. Thể thơ của văn bản trên: Thơ thất ngôn Đường luật xen lục ngôn
Câu 2. HS có thể 03 từ trong số những từ Hán Việt sau: công danh, phong nguyệt, thế nghị, yên hà
Câu 3. Hai câu thơ sau cho thấy cuộc sống ở ẩn gắn bó với lao động, bình dị mà thanh cao của Nguyễn Trãi, thoát khỏi vòng danh lợi.
Câu 4:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
- Ở hai câu luận sử dụng biện pháp đối, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp với lối nói thậm xưng: gió, trăng, khói sóng, ráng chiều là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là kho báu vô tận mà nhà thơ tự do “thu”, “chở” một cách hào hứng và tự hào được sở hữu nó.
- Tác dụng của các biện pháp tu từ:
+ Bộc lộ tình yêu thiên nhiên sâu sắc, sự giàu có về mặt tinh thần và niềm lạc quan vui sống của nhà thơ.
+ Làm cho cách diễn đạt ấn tượng, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
(GV giảng kĩ hơn để HS hiểu được vẻ đẹp của 2 câu thơ: Kho và thuyền thường dùng để chứa những của cải vật chất cụ thể. Kho và thuyền của nhà thơ lại dùng chứa gió, trăng, khói, ráng, những thứ trừu tượng, chỉ có thể nhìn thấy và cảm nhận, không thể nắm bắt; mà lại được thu chứa đầy ắp đến đội cả nóc kho, vẹo cả then thuyền. Những vẻ đẹp vô hình, trừu tượng của thiên nhiên được cụ thể hóa, trở nên gần gũi, có đường nét, hình khối, trọng lượng như có thể sờ mó, cầm nắm được qua trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ, khiến câu thơ vừa tươi vui, sinh động vừa hóm hỉnh.
Câu 5. HS bày tỏ quan điểm đồng tình/ không đồng tình với ý kiến. Sau đó đưa ra lí giải hợp lí.
+ Đồng tình vì: Khi về ở ẩn, rời bỏ chốn quan trường để tìm về cuộc sống đạm bạc, giản dị và hòa hợp với thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống ung dung, tự tại nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn nghĩ về dân tộc, canh cánh trong lòng việc nước, việc dân, lo nghĩ cho vận mệnh quốc gia, nhàn thân chứ không nhàn tâm. Điều đó thể hiện rõ nhất ở hai câu kết bài thơ.
+ Không đồng tình vì qua bài thơ ra thấy cuộc sống của Nguyễn Trãi hiện lên rất tự do, phóng khoáng, với tâm hồn phong phú, lạc quan, yêu cuộc sống, gắn bó và hòa mình vào thiên nhiên. Nguyễn Trãi hài lòng với cuộc sống tuy thiếu thốn về vật chất nhưng đủ đầy về tinh thần đó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Nam Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Rồi hóng mát thuở ngày trường đọc hiểu (4 đề)
Bài thơ Cây chuối đọc hiểu
Phân tích bài thơ Cây chuối
Bạch Đằng hải khẩu đọc hiểu (3 đề)
Cảm nhận của em về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Trãi qua bài thơ Ngôn chí 10
Phân tích Ngôn chí bài 10
Viết đoạn văn 150 chữ nhận xét về tài năng văn chương của Nguyễn Trãi
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
-
Phân tích và đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Trở về
-
Ngôn chí bài 3 đọc hiểu
-
Đọc hiểu truyện ngắn Trở về
-
Ngôn chí bài 10 đọc hiểu
-
Đọc hiểu Dì Hảo có đáp án
-
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập
-
Phân tích Ngôn chí bài 10
-
Tóm tắt thông tin thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt
-
Tóm tắt Những người khốn khổ V. Huy Gô (8 mẫu)
-
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 trang 61
-
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt ngắn gọn

Bài viết hay Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng gì giữa trẻ em và nghệ sĩ?
Soạn bài Về chính chúng ta ngắn nhất
Trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân
Đoạn văn phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Dục Thúy sơn
Thực hành đọc Tính cách của cây
Phân tích bài Dục Thúy sơn siêu hay (đủ mẫu)