Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đọc hiểu
Đọc hiểu văn bản Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ tự luận
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Rốt cuộc, sau những thương tích tâm hồn lẫn thể xác, chúng tôi buộc phải chấp nhận không nên nghĩ khác bản cửu chương in ở đằng sau mỗi cuốn tập. Nếu muốn thay đổi chúng tôi đành phải chờ đến lúc thành tài, tức là lúc đã trở thành những nhà toán học nổi tiếng thế giới, lúc đó chúng tôi sẽ soạn một bản cửu chương theo ý mình.
Trong khi chờ đợi (ôi, lâu quá!), tôi, Hải cò, con Tủn và con Tí sún buộc phải đồng ý trong đớn đau rằng 2 lần 4 là 8, cũng như 3 lần 5 là 15.
Với thái độ đầu hàng nhục nhã đó, chúng tôi nhanh chóng trở lại là những đứa con ngoan trong mắt ba mẹ, nghĩa là coi chuyện giữ gìn tập vở là thiêng liêng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, cũng như buộc phải thừa nhận rằng một đứa trẻ siêng học dứt khoát không phải là một đứa trẻ hư hỏng.
Cuộc sống lại quay lại đường ray cũ kỹ của nó và đời tôi lại có nguy cơ mòn mỏi theo nhịp sống đơn điệu kể từ khi tôi được sinh ra.
Làm thế nào bây giờ nhỉ? Tôi nghĩ, nghĩ mãi, và nhờ thượng đế phù hộ cuối cùng tôi cũng nghĩ ra lối thoát.
- Này, tụi mày! - Nhà cách mạng tập hợp đám tàn binh của mình lại - Kể từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa...
Con Tí sún ngẩn ngơ:
- Thế gọi bằng gì?
- Gọi bằng gì cũng được, miễn là không gọi như cũ!
Hải cò nheo mắt:
- Thế gọi cái nón là cuốn tập, cái đầu là cái chân được không?
- Ðược. - Tôi hừ mũi - Mày muốn gọi cái đầu là cái mông cũng được.
Con Tủn thắc mắc:
- Nhưng tại sao lại làm thế?
(…) Tôi thao thao, mặt đỏ gay:
- Tại sao lại làm thế à? Tại vì tụi mình cần phải chứng tỏ tụi mình có giá trị riêng. Tụi mình không thích tuân thủ theo sự sắp đặt của người khác. Tại sao phải gọi con chó là con chó? Hừ, con chó là con chó, điều đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Nếu người đầu tiên gọi con chó là cái bàn ủi thì bây giờ chúng ta cũng gọi nó là cái bàn ủi. Chỉ toàn là a dua thôi! Thật là ngu ngốc!
- Hay quá, cu Mùi! - Hải cò reo lên - Trong bọn, cái bàn ủi nhà con Tủn là hung dữ nhất. Nếu con Tủn không xích cái bàn ủi của nhà nó lại, thì dù tao có là chồng nó tao thề sẽ không bao giờ bước chân qua nhà nó!
- Hải cò! - Con Tủn gầm gừ - Tôi nghĩ bạn nên khép cái cánh tay của bạn lại đi.
Hải cò dang tay ra và nhíu mày:
- Cánh tay này á?
Tôi cười:
- Tao nghĩ con Tủn đang muốn nói đến cái miệng của mày thì đúng hơn.
- À, - Hải cò gục gặc đầu - Có nghĩa là từ nay chúng ta sẽ gọi cái miệng là cánh tay. Hay đấy!
Những ngày đó, tốt nhất là bạn không nên bước vào thế giới của bọn tôi. Nếu không, bạn sẽ có cảm giác bạn đang lạc vào một hành tinh khác. Tôi nói thật đó.
(Trích Chương 3: Đặt tên cho thế giới, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Nguyễn Nhật Ánh, https://docsach24.co/e-book/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-148.html)
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Tác phẩm viết về đề tài nào?
Câu 2. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.
Câu 3. Theo đoạn trích, nhân vật “tôi” và đám bạn của mình khi thành tài sẽ làm gì?
Câu 6. Nhân vật “Tôi” được xây dựng ở những phương diện nào?
Câu 5. Vì sao nhân vật “Tôi” và các bạn muốn đổi tên các sự vật?
Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ “đường ray cũ kỹ” trong câu: “Cuộc sống lại quay lại đường ray cũ kỹ của nó và đời tôi lại có nguy cơ mòn mỏi theo nhịp sống đơn điệu kể từ khi tôi được sinh ra ?
Câu 7. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “một đứa trẻ siêng học dứt khoát không phải là một đứa trẻ hư hỏng” không? Vì sao?
Câu 8. Bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.
Hướng dẫn chi tiết
Câu 1. Tác phẩm viết về đề tài nào?
- Trẻ em
Câu 2. Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.
- Ngôi thứ nhất
Câu 3. Theo đoạn trích, nhân vật “tôi” và đám bạn của mình khi thành tài sẽ làm gì?
- Soạn một bản cửu chương theo ý mình.
Câu 4. Nhân vật “Tôi” được xây dựng ở những phương diện nào?
- Hành động, lời nói, suy nghĩ
Câu 5. Vì sao nhân vật “Tôi” và các bạn muốn đổi tên các sự vật?
- Để chứng tỏ giá trị bản thân.
Câu 6. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ “đường ray cũ kỹ” trong câu: “Cuộc sống lại quay lại đường ray cũ kỹ của nó và đời tôi lại có nguy cơ mòn mỏi theo nhịp sống đơn điệu kể từ khi tôi được sinh ra ?
Đặt trong câu văn có thể hiểu “đường ray cũ kỹ” là cuộc sống đơn điệu, nhàm chán /buồn tẻ, nhạt nhẽo…trước đây.
Câu 7. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “một đứa trẻ siêng học dứt khoát không phải là một đứa trẻ hư hỏng” không? Vì sao?
HS nêu quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình
Lí giải phù hợp với lựa chọn trên.
- Đồng tình vì: Một đứa trẻ siêng học sẽ có nhận thức và trình độ cao hơn so với mọi người; có thể phân biệt được những điều tốt - xấu, điều nên làm và điều không nên làm… Nhận thức, suy nghĩ sẽ ảnh hưởng tới hành vi và hành động của họ trong cuộc sống. Vì vậy một đứa trẻ siêng học không phải là một đứa trẻ hư hỏng.
- Không đồng tình vì: Một đứa trẻ siêng học nhưng chưa chắc đã có nhận thức và trình độ cao hơn so với mọi người; chưa chắc có thể phân biệt được những điều tốt - xấu, điều nên làm và điều không nên làm… Nhận thức, suy nghĩ hạn hẹp sẽ ảnh hưởng tới hành vi và hành động của họ trong cuộc sống. Vì vậy một đứa trẻ siêng học nhưng không chắc là một đứa trẻ ngoan.
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: tổng hợp 2 cách lí giải trên.
Câu 8. Bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.
- Bài học về tình bạn: yêu thương, trân trọng bạn.
- Sống hết mình với hiện tại/ sống chân thành, hồn nhiên/ sống đúng lứa tuổi…
- Tạo trò chơi lành mạnh/ sáng tạo/ bổ ích…
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Lê Anh Dũng
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Nghị luận bàn về vấn đề Văn hoá giao thông và trách nhiệm của mỗi người
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
-
Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
-
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ

Bài viết hay Văn mẫu 9
Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh
(Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
Phân tích bài thơ Sang năm con lên bảy
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đọc hiểu
Top 7 mẫu dàn ý thuyết minh về cây bút bi siêu hay
Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”