Cách rút, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo 23 Tết chuẩn nhất 2024

Rút tỉa chân hương, báo sái ban thờ là một trong những công việc được các gia đình thực hiện trong những ngày cuối năm để nơi thờ phụng tổ tiên, thần linh được sách sẽ gọn gàng đón Tết. Nhân dịp đón Tết Giáp Thìn 2024, Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn cách rút, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp chuẩn nhất để không phạm phải những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ.

Theo Phật Giáo thì bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng trên ban thờ của gia đình, là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.. Khi lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo, các gia đình cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép tổ tiên. Cách tỉa chân nhang cuối năm đúng cách cùng bài văn khấn khi rút tỉa chân nhang được Hoatieu.vn giới thiệu chi tiết trong bài viết này.

Năm Quý Mão 2023 đã sắp qua, người dân trên cả nước lại chuẩn bị đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến. Tuy nhiên trước khi đón năm mới thì các gia đình cần don dẹp ban thờ thật sạch sẽ cũng như rút tỉa chân nhang sao cho gọn gàng trước thời khắc giao thừa. Vậy nên rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo? Ai là người phù hợp tỉa chân hương? Dưới đây là hướng dẫn cách  rút, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo 23 Tết chuẩn nhất 2024 các gia đình nên tham khảo.

1. Ai là người phù hợp tỉa chân hương?

rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo

Việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết được xem là một việc trọng đại trong năm nên người thực hiện công việc này cũng rất được chú trọng. Người rút chân hương phải là người có tính cẩn thận, thận trọng, sạch sẽ, tỉ mỉ, chu đáo.

Có gia đình sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương, song, trên thực tế, việc tỉa chân hương, dọn dẹp tại gia tốt nhất nên để gia chủ có đầy đủ các tính cách trên thực hiện.

Trước khi thực hiện việc lau dọn bàn thờ, người thực hiện sẽ phải tắm rửa sạch sẽ thắp hương lên bàn thờ ngỏ lời xin phép tổ tiên, thần linh.

2. Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương cần chuẩn bị gì?

Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:

Khăn sạch

Nước sạch

Giấy sạch

Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế)

1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy)

Chậu sạch

3. Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo 2024

Nhiều gia đình cẩn thận còn biện sửa lễ vật để xin phép, có lời thông báo để các cụ "tạm lánh" trong thời gian con cháu dọn dẹp. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.

Quan niệm của người Việt cũng cho rằng việc tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm xê dịch, di chuyển.

Việc tỉa chân hương không kèm theo điển tích nào của người xưa, mà chỉ là một công việc dọn dẹp bình thường, bỏ đi những thứ thừa thãi. Bởi chân hương chính là phần còn lại của nén hương sau khi đã đốt hết phần tỏa hương thơm. Hơn nữa, việc dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương cũng là để đảm bảo mỹ quan, cho ban thờ sạch sẽ, sáng sủa.

Cũng có người quan niệm rằng bát hương đầy đặn, chất ngất chân hương thể hiện lòng thành của con cháu với thổ địa, tổ tiên, những bát hương như thế sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, cũng có người thường có thói quen sau mỗi lần thắp hương, đều dọn dẹp ban thời sạch sẽ, đồng thời rút sạch chân nhang để bát hương quang đãng, không "che mắt" thần linh, tiên tổ.

Tuy nhiên, theo đa số, việc dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương thường được làm vào cuối năm, và một lần nữa - nếu thấy cần thiết - đó là trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).

4. Một số lưu ý khi rút tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo

Khi rút tỉa chân nhang ban thờ cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh để bát hương bị xê dịch đổ vỡ.

Sau khi tỉa chân hương xong có thể dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.

Nên làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân hương, tránh tình trạng để qua nhiều chân hương.

Nên nhớ rằng, việc lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.

5. Văn khấn rút, tỉa chân hương

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con nam mô A Di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ tên là:………………………..

Cư ngụ tại địa chỉ:…………………….

Hôm nay ngày .. tháng 12 năm 2022 xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh giám hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).

6. Rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?

Sau một năm thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên, gây sự khó khăn cho việc thắp hương bái thỉnh cho năm sau đồng thời cũng khiến việc dọn dẹp bàn thờ cũng khó sạch sẽ. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt, bát hương là một vật "bất khả xâm phạm", nếu bị động sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, người ta thường ít khi nào động vào bát hương khi không có việc gì. Nên thay vì bê cả bát hương xuống để dọn dẹp, người Việt thường chỉ rút, tỉa chân nhang (chân hương) và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương.

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân hương là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là chuẩn thì không phải ai cũng biết.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Cách rút, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo 23 Tết chuẩn nhất cuối năm 2022.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 11.519
0 Bình luận
Sắp xếp theo