Bộ đề đọc hiểu thơ song thất lục bát lớp 9
Bộ đề đọc hiểu các bài thơ song thất lục bát
Song thất lục bát là một trong những thể thơ các em học sinh sẽ được làm quen trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp mẫu đề đọc hiểu văn bản thơ song thất lục bát có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung cũng như đặc điểm nghệ thuật của các bài thơ này.
Đọc hiểu Ái quốc - Phan Bội Châu
Đọc văn bản sau:
Ái quốc
(Phan Bội Châu)
Nay ta hát một thiên ái quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta!
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà,
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở,
Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa,
Gang sông, tấc núi, dạ dưa, ruột tằm.
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt,
Dải Cửu Long quanh quất miền Tây.
Một tòa san sát xinh thay,
Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn!
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp.
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu.
Giống khôn há phải đàn trâu,
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng!
Hai mươi triệu dân cùng, của hết,
Bốn mươi năm nước mất, quyền không.
Thương ôi! Công nghiệp tổ tông,
Nước tanh máu đỏ, non chồng thịt cao!
Non nước ấy biết bao máu mủ,
Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang?
Cờ ba sắc xứ Đông Dương,
Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau!
Nhục vì nước, mà đau người trước,
Nông nỗi này, non nước cũng oan.
Hồn ơi! Về với giang sơn,
Muôn người muôn tiếng hát ran câu này:
“Hợp muôn sức ra tay quang phục,
Quyết có phen rửa nhục báo thù…”
Mấy câu ái quốc reo hò.
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng.
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Thể loại của văn bản và những dấu hiệu nhận biết? Việc sử dụng thể thơ này có tác dụng gì?
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai?
Câu 3: Xác định đề tài và chủ đề của văn bản.
Câu 4: Em hiểu tình hình nước ta như thế nào qua những câu thơ sau:
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng!
Hai mươi triệu dân cùng, của hết,
Bốn mươi năm nước mất, quyền không.
Thương ôi! Công nghiệp tổ tông,
Nước tanh máu đỏ, non chồng thịt cao!
Theo em việc sử dụng thán từ Thương ôi! trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Câu 5. Văn bản Ái Quốc gợi cho em suy nghĩ gì?
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1:
- Thể loại của văn bản: Song thất lục bát.
- Những dấu hiệu nhận biết?
Số tiếng trong mỗi câu thơ
- Một bài thơ song thất lục bát gồm một hay nhiều khổ thơ; mỗi khổ thơ gồm 4 dòng thơ: Một cặp thất ngôn và một cặp lục bát.
Gieo vần
- Mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng; câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng
Ngắt nhịp
Các câu 7 có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai câu sáu-tám ngắt nhịp theo thể lục.
Tác dụng của việc sử dụng thể thơ song thất lục bát:
Mang đến nhiều cảm xúc tác giả muốn gửi gắm, gieo vần thú vị, mang đến nét tươi mới.
Dùng thể thơ này để thể hiện suy nghĩ sẽ giúp người đọc nhớ lâu hơn.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong văn bản là một người dân yêu nước nhưng phải chứng kiến tình cảnh nước mất nhà tan.
Câu 3: Đề tài và chủ đề của văn bản: Tình yêu đối với quê hương đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Bộc lộ khát vọng đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.
Câu 4: Em hiểu tình hình nước ta qua những câu thơ:
Giang sơn nỡ để người đâu vẫy vùng!
Hai mươi triệu dân cùng, của hết,
Bốn mươi năm nước mất, quyền không.
Thương ôi! Công nghiệp tổ tông,
Nước tanh máu đỏ, non chồng thịt cao!
- Một đất nước bị mất chủ quyền, bị bóc lột, đàn áp.
- Việc sử dụng thán từ Thương ôi! trong đoạn thơ trên có tác dụng bộc lộ nỗi đau mất nước.
Câu 5.
- HS tự trả lời theo quan điểm, nhận thức cá nhân.
- Câu trả lời đủ 2 vế chính.
VD: Suy nghĩ như thế nào về đất nước mất chủ quyền.
- Lựa chọn câu thơ/Hình ảnh thơ trong đoạn trích để lại ấn tượng đậm nét trong em về điều đó.
Đọc hiểu Hai chữ nước nhà
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Thể loại của văn bản và những dấu hiệu nhận biết?
Câu 2: Xác định 2 yếu tố trong thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích?
Câu 3:Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai? Họ đang ở trong hoàn cảnh nào?
Câu 4: Khổ đầu của bài thơ gợi tả cảnh tượng gì?
Câu 5: Tình cảnh đất nước và nỗi lòng của người cha được gợi tả như thế nào?
Câu 6: Người cha đã khuyên con điều gì?
Câu 7: Xác định chủ đề, cảm hứng, bức thông điệp của văn bản. và cho biết thông điệp đó đã tác động tới cảm xúc, nhận thức của em như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 2: Xác định 2 yếu tố trong thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn trích:
Đa số các khổ thơ trong đoạn trích đều thể hiện 2 đặc điểm sau:
- Mỗi khổ thơ gồm 2 câu thất (7 chữ) và một cặp lục bát (6, 8 chữ)
- Hiệp vẫn ở mỗi cặp: cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vân bằng; giữa hai cặp có vần liền.
Câu 3:Nhân vật trữ tình trong văn bản là: người con và cha.
Họ đang ở trong hoàn cảnh: phải chia ly, người con ở lại còn cha phải đi theo chủ lưu vong ở nước ngoài không có ngày về.
Câu 4: Khổ đầu của bài thơ gợi tả cảnh tượng gì?
Chốn Ải Bắc mây sâu ảm đạm
Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu
Bốn bé hồ thét chim kêu
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình
- Gợi ra cảnh tượng, không gian đất nước u ám, buồn thảm với sắc màu xám xịt và âm thanh ghê rợn -> Hiện thực tăm tối, bất an.
- Vẫn của khổ thơ: Hiệp vẫn ở mỗi cặp: cặp song thất có vẫn trắc, cặp lục bát có vần bằng (đạm - thảm; kêu - khêu).
Câu 5: Tình cảnh đất nước và nỗi lòng của người cha được gợi tả:
+ Tình cảnh đất nước: có giặc ngoại xâm.
+ Nơi đô thị thành tung quách vỡ
Chốn dân gian bỏ vợ lìa con
Bốn phương khói lửa bừng bừng
Xiết bao thảm hoa xương rừng máu sông!
-> Tác giả sử dụng một số từ ngữ thành tung quách vỡ, bỏ vợ lìa con gợi tả cảnh tượng cụ thể của đất nước có giặc ngoại xâm.
Cách cấu trúc từ ngữ thành tung quách vỡ và hiệp vần trắc (vỡ - vợ) ở 2 câu thất nhấn mạnh, gây ám ảnh về sự tàn phá của chiến tranh, nỗi lầm than của người dân mất nước: bao quanh thành quách từ ngàn đời bị phá hủy, con người bơ vơ, lưu lạc, gia đình vợ con sống trong cảnh ly tán, khắp đất nước chìm trong khói lửa và niềm căm uất.
- Nỗi lòng của người cha: người yêu nước, căm thù giặc.
+ Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước
Chút thân tàn lần bước dăm khơi
+ Thảm vong quốc kể sao cho xiết
Trông cơ đồ nhường xé tâm can
Ngậm ngùi khóc đất giời than
Thương tâm nòi giống lắm than nỗi này!
+ Khói Nùng lĩnh như xây khối uất
Sóng Long giang nhường vật cơn sầ
Con ơi! càng nói càng đau...
Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?
-> Nghệ thuật ẩn du Hat máu nóng thấm quanh hồn nước; so sánh nhường xé tâm can diễn tả nỗi lòng của con người yêu nước, đang đau đớn tột cùng và đang bất lực khi nhìn cảnh đất nước bị tàn phá bởi quân xâm lược.
-> Dùng hàng loạt từ ngữ diễn tả cảm xúc, tâm trạng (ngậm ngùi, khối uất; vật cơn sâu, cho xiết, xé) và nghê thuật nhân hóa (khóc đất giời than), so sánh (Khoi Nung lĩnh như xây khối uất/Sóng Long giang nhường vật cơn sâu) diễn tả các trạng thái của tâm hồn không chỉ đau đớn đến vật vã mà còn uất hận bởi chưa thể giết giặc cứu nước.
Câu 6: Người cha đã khuyên con
- Khuyên con nhớ lời.
+ Đất nước ta nòi giống Lạc Hồng thời nào cũng có anh hùng, hiệp nữ.
+ Đất nước qua nhiều đổi thay suy thịnh nhưng vẫn giữa được đất nước (Trời Nam riêng một cõi này).
+ Đất nước hiện tại đang bị xâm lăng/mất nước đau đớn vô cùng. Nỗi đau mắt nước không kể xiết.
+ Người cha yêu nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước (Con ơi! càng nói càng đau.... Lấy ai tế độ đàn sau đó mà?).
-> Tác giả sử dụng yếu tố của truyền thuyết, lịch sử, câu cảm, câu hỏi tu từ vừa để khích lệ lòng yêu nước, truyền thống anh hùng, vừa để người con thấu cảnh đất nước lầm than mà nuôi ý chí cứu nước.
Câu 7: Xác định chủ đề, cảm hứng, bức thông điệp của văn bản:
- Chủ đề: diễn tả nỗi đau mất nước, căm thù giặc để ngợi ca lòng yêu nước.
- Cảm hứng: thương cảm, căm thù.
- Bức thông điệp: Đất nước có giặc ngoại xâm, dân chúng lầm than sống trong ly tán; Căm thù quân cướp nước; Nuôi ý chí cứu nước.
- Tác động tới cảm xúc, nhận thức của em: HS tự làm (bám sát nội dung văn bản và câu trả lời phù hợp với văn hóa, truyền thống yêu nước của dân tộc ).
Đọc hiểu Ba mươi năm đời ta có Đảng
Đọc văn bản sau:
NỖI ĐAU THƯỞ TRƯỚC
(Trích Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)
Thuở nô lệ, thân ta nước mất
Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm
Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao!
Giặc cướp hết, non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Non sông một khúc ruột liền chia ba
Lũ bán nước lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi giày
Máu đà nhúng đỏ bàn tay
Biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!
Ôi nhớ những năm nào thuở trước
Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.
Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!
Chín năm kháng chiến thánh thần
Gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn!
Một dân tộc hai bàn tay trắng
Đồng tâm là chiến thắng thành công
Dân ta gan dạ anh hùng:
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc
Tay chém thù, tay sắc như gươm!
Củ khoai, củ sắn thay cơm
Khoai bùi trong dạ, sắn thơm trong lòng
Hớp ngụm nước suối trong đỡ khát
Trông trời cao mà mát tâm can
* Chú thích:
- Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành ( (1920 - 2002) quê gốc ở làng Phủ Lại thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một nhà thơ tiểu biển thơ Cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính một khách, một cán bộ Cách mạng lão thành.
* Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản Nỗi đau thuở trước.
Câu 2. Xác định bố cục, nội dung của từng đoạn trong văn bản Nỗi đau thuở trước.
Câu 3. Nỗi đau thuở trước đã tái hiện ảnh ngộ nào của đất nước?
Hãy phân tích một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu làm rõ cảnh ngộ đó.
Câu 4. Đoạn thơ cuối có vai trò như thế nào đối với văn bản? Từ đó nhận xét mạch – cảm xúc, chủ để, bức thông điệp của văn bản Nỗi đau thuở trước.
Câu 5. Đoạn trích Nỗi đau thuở trước gơi cho em suy nghĩ gì? Câu thơ/Hình ảnh nào trong đoạn trích để lại ấn tượng đâm nét trong em về điều đó?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của văn bản Nỗi đau thuở trước.
- Thể thơ: song thất lục bát.
- Nhân vật trữ tình: người con yêu nước.
Câu 2. Xác định bố cục, nội dung của từng đoạn trong văn bản Nỗi đau thuở trước.
- Bố cục: 3 đoạn - Nội dung cụ thể:
+ Đoạn 1: Nỗi đau của đất nước có giặc ngoại xâm.
+ Đoạn 2: Nỗi khổ nhục của người dân mất nước.
+ Đoạn 3: Kháng chiến thành công.
Câu 3. Nỗi đau thuở trước đã tái hiện ảnh ngộ nào của đất nước? Hãy phân tích một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu làm rõ cảnh ngộ đó.
- Một đất nước không có chủ quyền.
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao!/Giặc cướp hết, non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên/Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Non sông một khúc ruột liền chia ba
-> Nghệ thuật tiểu đối, ẩn dụ (Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao!)
Vần ( dao – cao; tiên – miền); điệp từ (cướp)
-> Cách ghép nối hai phần song thất và lục bát trong thơ tạo ra sự uyên chuyển, diễn đạt ý nghĩa chân thực, sinh động thảm cảnh đất nước nô lệ mạng sống người dân luôn bị đe dọa, đất nước bị chia cắt, giống nòi suy yếu, tên tuổi đất nước không còn.
- Một dân tộc phải sống kiếp nô lệ lầm than:
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc/Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi.
Kiếp người cơm vãi cơm rơi/Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!
-> Hình ảnh thơ tả thực, giàu sức gợi (con đói lả ôm lưng mẹ, đầu thóc cầm hoa dòng thơ giàu ý nghĩa khái quát (Kiếp người cơm vài cơm rơi); câu cảm Biết đâu...
-> Diễn tả cuộc sống cơ cực, nỗi đau xót tột cùng của nhân vật trữ tình khi phải chứng kiến cuộc sống lầm than, tăm tối của người dân nước mình.
Câu 4. Đoạn thơ cuối có vai trò như thế nào đối với văn bản? Từ đó nhận xét mạch – cảm xúc, chủ để, bức thông điệp của văn bản Nỗi đau thuở trước.
- Đoạn cuối thể hiện rõ mạch cảm xúc của văn bản: nỗi căm giận quân xuân đớn xót thương cho cảnh đất nước lầm than là động lực là sức mạnh để làm nên cuộc kháng chiến ( gậy tầm vông đánh tan quân bạo tàn!) để có được ngày tươi sáng (Trông trời cao mà mát tâm can)
Mạch cảm xúc của văn bản: đi từ căm giận, đau xót (âm hưởng thơ trầm lăng) đến niềm vui của ngày kháng chiến thành công (âm hưởng thơ tươi sáng, sảng khoái).
- Chủ đề của văn bản: Qua việc tái hiện cảnh mất nước lầm than, tác giả thể hiện tình yêu nước sâu sắc, niềm tự hào về dân tộc anh dũng, quật cường.
- Bức thông điệp:
+ Đất nước bị xâm lăng, nô lệ, dân chúng phải sống cảnh lầm than. + Con người, đất nước bị nô lệ hãy đứng lên tự cứu mình, giải phóng đất nước.
Câu 5. Đoạn trích Nỗi đau thuở trước gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS tự trả lời theo quan điểm, nhận thức cá nhân.
- Câu trả lời đủ 2 vế chính.
VD: Suy nghĩ như thế nào về đất nước mất chủ quyền.
- Lựa chọn câu thơ/Hình ảnh thơ trong đoạn trích để lại ấn tượng đậm nét trong em về điều đó.
Đọc hiểu Chỉ có thể là mẹ
CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ
Đặng Minh Mai
Nắng dần tắt trên con đường nhỏ
Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu.
Mẹ về để nấu cơm chiều
Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng.
Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình.
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.
Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn.
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.
Tình của mẹ sáng ngời dương thế
Lo cho con tấm bé đến già.
Nghĩa tình son sắt cùng cha
Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi.
Con đi khắp chân trời góc bể
Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu.
Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu
Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và chủ đề bài thơ.
Câu 2. Trong khổ thơ sau, hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ đó giúp em hiểu gì về người mẹ?
“Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn.
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.”
Câu 3. Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ cuối bài.
Câu 4. Bài thơ đã gợi cho ta – những người làm con nhiều thông điệp ý nghĩa. Hãy viết những thông điệp mà em tâm đắc.
Đáp án
Câu 1 | - Nhân vật trữ tình: Người con - Chủ đề: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng |
Câu 2 | - Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ: nhuộm màu tóc trắng, nếp nhăn, hàm răng rụng, lừng còng, chân yếu - Qua đó cho ta hiểu về người mẹ: một người mẹ già, trải qua bao mưa nắng, vất vả, tảo tần. |
Câu 3 | - Biện pháp so sánh: Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu. - Tác dụng: + Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. + Gợi những cảm nhận sâu sắc của người con về công lao to lớn của mẹ, ân nghĩa đó không đâu, không điều gì sánh bằng. + Thể hiện tình cảm quý trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ. |
Câu 4 | - Nêu được ít nhất 2 thông điệp phù hợp Gợi ý: + Hãy trân trọng, biết ơn thấu hiểu sự hi sinh của mẹ + Hãy thể hiện tình yêu thương với cha mẹ bằng những việc làm cụ thể … |
Đọc hiểu Chiêu hồn nước
CHIÊU HỒN NƯỚC(a)
(Trích)
Cũng nhà cửa, cũng giang san (b)
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời!
Nghĩ lắm lúc đang cười hóa khóc
Muốn ra tay ngang dọc, dọc ngang
Vạch trời thét một tiếng vang
Cho thân tan với giang san nước nhà!…
… Non sông vẫn non sông gấm vóc,
Cỏ cây xem vẫn mọc tốt tươi.
Người xem cũng dáng con người,
Cũng tao cũng mắt như đời khác chi.
Cảnh như thế, tình thì như thế,
Sống mà chi, sống để mà chi?
Đời người đến thế còn gì!
Nước non đến thế còn gì nước non!
Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ,
Trông non sông lã chã dòng châu (c).
Một mình cảnh vắng đêm thâu
Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san…
(Phạm Tất Đắc, trong Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, Sđd)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Đời người đến thế còn gì!
Nước non đến thế còn gì nước non!
Câu 4: Thông điệp mà em rút ra được sau khi đọc xong đoạn trích trên?
Câu 5: Bản thân là một học sinh em thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào?
Đáp án
1 | Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? |
| - Thể thơ: Song thất lục bát. - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm |
2 | Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? |
| - Nội dung chính của đoạn trích trên: Viết về lòng yêu nước của nhân vật trữ tình, sự căm hận, đau đớn phẫn uất khi đất nước rơi vào tay quân xâm lược. |
3
| Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Đời người đến thế còn gì! Nước non đến thế còn gì nước non! |
| - BPTT được sử dụng trong câu thơ: BPTT điệp ngữ - lặp đi lặp lại từ “ đến thế còn gì”, “nước non”. - Tác dụng: + BPTT điệp ngữ giúp câu thơ trở nên hay, hấp dẫn, sinh động,... + Thông qua biện pháp tu từ điệp ngữ đã thể hiện sự căm hận, uất ức, bất lực trước tình cảnh nước mất nhà tan, đất nước rơi vào tay kẻ thù… + Tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người vai trò, vị trí quan trọng của đất nước đối với mỗi người chúng ta, kêu gọi tinh thần đoàn kết để giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước… |
4 | Thông điệp mà em rút ra được sau khi đọc xong đoạn trích trên? |
| - Tình yêu quê hương, đất nước. - Tinh thần dũng cảm, đoàn kết, kiên cường… đấu tranh để bảo vệ non sông, đất nước. - Sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì Tổ quốc. - … |
5 | Bản thân là một học sinh em thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào? |
| - Chăm chỉ học tập, trau dồi rèn luyện đạo đức. - Vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. - Tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. - Giữ gìn, bảo vệ, phát huy các truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. -... |
Còn rất nhiều mẫu đề đọc hiểu về thể loại thơ song thất lục bát hay khác sẽ được Hoatieu cập nhật dần tại bài viết này. Mời các bạn chú ý đón xem
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Demons
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Cực hay) Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
Đọc hiểu Ba mươi năm đời ta có Đảng
(Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng (có dàn ý)
(Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
Đọc hiểu Cảnh vui của nhà nghèo
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
-
Đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo
-
Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
-
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Top 5 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 9 2025 mới nhất
-
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Tiếng Anh 9 Global Success
-
Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
-
Bộ đề đọc hiểu thơ song thất lục bát lớp 9
-
Đề thi cuối kì 2 Tin học 9 Cánh Diều 2025
-
Bộ đề thi cuối kì 2 Toán 9 chương trình mới (Cả 3 bộ sách)
-
Đề thi cuối kì 2 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
-
Top 10 Đề thi Lịch sử lớp 9 học kì 2 có đáp án 2024