Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25 - Viết sáng kiến trong trường THCS

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS25 là bài viết thu hoạch về việc viết sáng kiến trong trường THCS. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module THCS25 tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS17

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS18

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG .........
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: .......................................................................................................................

Giáo dục là một hoạt động luôn đòi hỏi phải sáng tạo. Sự sáng tạo này được bắt nguồn từ việc người giáo viên phải thường xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt để xử lí các tình huống sư phạm bất thường nảy sinh. Đặc biệt khi chúng ta sống trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng và thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập sâu rộng, thì việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân năng động, sáng tạo là một yêu cầu bức thiết.

Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là tổng kết lại những việc đã làm có kết quả tốt, là nghiên cứu ứng dụng những lí thuyết mới, những sáng kiến mới vào thực tế. Đối với các nhà giáo, đây vừa là hình thức nghiên cứu để phát triển chuyên môn, vừa là hình thức tự học để hoàn thiện năng lực sư phạm mà mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường.

Với tầm quan trọng của nó, việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đang được phát động thành một phong trào rộng khắp trong tất cả các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông của cả nước.

Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường trung học cơ sở là một module trong chương trình bồi dưõng thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở, bao gồm những nội dung sau đây:

  • Bản chất của sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
  • Ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
  • Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.
  • Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.
  • Đánh giá và phổ biến ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trong trường trung học cơ sở.

I. TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Nghiên cứu khoa học (scientific research)

Từ trước đến nay trong các tài liệu lí thuyết, các tác giả trong nước và nước ngoài đã có nhiều cách tiếp cận về nghiên cứu khoa học, do vậy đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Trong số đó có một cách tiếp cận mà chúng tôi cho là hợp lí hơn cả, đó là:

- Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm tòi, khám phá, giải thích, kiểm nghiệm các sự kiện, hiện tượng trong hiện thực khách quan một cách có hệ thống. Mục đích của nghiên cứu khoa học là hình thành tri thức mới về thế giới khách quan và tìm kiếm các phương pháp ứng dụng chúng vào thực tế, nhằm năng cao chất lượng cuộc sống của con người.

- Thuật ngữ nghiên cứu còn được sử dụng để nói về các hoạt động khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tổng kết kinh nghiệm, tìm phương án giải quyết các vấn đề vướng mắc trong chuyên môn, nghề nghiệp có liên quan đến phương pháp khoa học do các nhà chuyên môn thực hiện.

Ở trường hợp thứ nhất, hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học chuyên nghiệp được thực hiện trong các viện nghiên cứu, trong các trường đại học, với các đề tài khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, ngành, cấp tỉnh, thành và cấp cơ sở.

Ở trường hợp thứ hai, hoạt động nghiên cứu của các nhà chuyên môn được thực hiện ngay trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, ở các đơn vị sản xuất, nhà trường... nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động chuyên môn để tìm cách cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động. Đây là một hoạt động rất phổ biến trong thời đại ngày nay làm cho khoảng cách giữa nhà chuyên môn và nhà khoa học đuợc rút ngắn, bởi vì nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn rất có hiệu quả. Một nhà chuyên môn giỏi cũng đồng thời là người có năng lực nghiên cứu khoa học tốt, có quan điểm tiếp cận và kĩ năng nghiên cứu ở mức độ chuyên sâu.

Như vậy, nghiên cứu khoa học ít nhất cũng có hai cấp độ: nghiên cứu chuyên nghiệp nhằm phát triển khoa học, công nghệ và nghiên cứu chuyên môn nhằm năng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp, cả hai cấp độ này đều rất quan trọng.

Nghiên cứu tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong nhà trường do giáo viên thực hiện thuộc cấp độ thứ hai, giúp các nhà giáo nâng cao năng lực sư phạm để làm tốt công việc giảng dạy và giáo dục.

Nghiên cứu khoa học hiện đại có bốn loại hình, trong đó có hai loại hình quan trọng nhất đó là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

2. Nghiên cứu cơ bản (research fundamental)

- Nghiên cứu cơ bản (hay còn gọi là nghiên cứu thuần tuý) là loại hình nghiên cứu được thực hiện bởi sự đam mê sáng tạo của các nhà khoa học, để trả lời những câu hỏi thuần tuý khoa học. Động lực thôi thức các nhà khoa học nghiên cứu cơ bản là tìm tòi, khám phá để mở rộng những hiểu biết về thế giới khách quan, tạo ra hệ thống lí thuyết khoa học mới, ở thời điểm này các nhà khoa học chưa đặt ra vấn đề tìm kiếm lợi nhuận kinh tế. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu cơ bản lại rất quan trọng vì nó là cơ sở cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống khoa học và công nghệ, sẽ đem lại những thành tựu kinh tế lớn lao cho nhân loại.

- Nghiên cứu cơ bản trong thời kì hiện đại thường được thực hiện ở các quốc gia, ở các viện nghiên cứu khoa học, nơi có tiềm lực khoa học, có nhiều nhà khoa học tài năng, có các thiết bị kĩ thuật hiện đại, nguồn tài chính dồi dào và thông tin khoa học phong phú.

Trong lịch sử nhân loại có nhiều thành tựu nghiên cứu cơ bản gắn với tên tuổi của của các nhà khoa học lỗi lạc, ví dụ:

  • Nicolas Copeníc với thuyết "nhật tâm".
  • Isaac Newton với định luật "Vạn vật hấp dẫn" và nguyên lí "bảo toàn năng lượng".
  • Charles Darwin với thuyết "tiến hoá".
  • Alb ert Einstein với thuyết "tương đối".

Và hàng loạt các công trình nghiên cứu lí thuyết khác trên tất các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật...

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
4 7.863
0 Bình luận
Sắp xếp theo