Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN19

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 19 mầm non

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN19 là mẫu bài thu hoạch BDTX dành cho khối mầm non với chủ đề: Phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục. Mời quý thầy cô cùng tải tài liệu miễn phí về tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

NĂM HỌC 20...-20...

Họ và tên: .................................

Chức vụ: ...................................

Hình thức học: Tự bồi dưỡng

1. Tên chuyên đề

MN 19. Phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục

2. Lý do chọn chuyên đề:

Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị ti vi, đầu video, máy tính và nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Có thể thấy việc tim kiếm, khai thác, xử lí thông tin để phục vụ cho công tác quản lí và các hoạt động giáo dục trẻ đã tạo ra một biến đổi về “chất” trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ. Nhưng thực tế ở trường mầm non xã Hòa Sơn nơi tôi công tác, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy tôi chọn chuyên đề “Phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục” để học tập và nghiên cứu.

3. Nội dung chuyên đề

3.1. Một số khái niệm liên quan

Theo Từ điển Bách khoa WIKIPEDIA, thông tin (information) là sự phản ánh sự vật, sụ việc, hiện tượng cửa thế giói khách quan và các hoạt động cửa con người trong đời sống xã hội.

- Con người thông qua việc cảm nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc cửa nhận thức và là cơ sở của quyết định.

- Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.

- Công nghệ thông tin là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin.

- Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin.

- Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.

3.2. Nội dung chuyên đề

a. Các nguyên tắc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tố chức các hoạt đọng giáo dục trẻ mm non:

* Nguyên tắc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin dựa vào các chủ đề và tích hợp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non theo chủ đề.

Theo quan điểm tích hợp thì những tri thức, kĩ năng để sống và tri thức tiền khoa học là phù hợp nhất với trình độ phát triển của trẻ mầm non vì những tri thức đó mang tính tích hợp cao, có khả năng cung cấp cho tre nhiều kinh nghiệm sổng phong phú về nhiều mặt. Những tác động về các mặt đều liên quan mật thiết với nhau, nằm trong hệ thổng và được thể hiện trong các hình thức giáo dục mang tính tích hợp, tạo ra một sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ theo hướng:

+ Trẻ nhỏ học tất cả những gì xảy ra đổi vòi chúng và không chia tách việc học thành các môn học. Các trải nghiệm học tập cửa chứng cần tích hợp thành một thể thổng nhất. Các hoạt động liên môn giúp trẻ hiểu các kiến thức và kĩ năng liên kết với nhau như thế nào hơn là tách riêng trong quá trình dạy và học. Trong hoàn cánh có ý nghĩa, trẻ phát hiện sự vật từ quan sát, nghiên cứu, khám phá và các hoạt động thực hành.

+ Những kinh nghiệm học tập từ lĩnh vục này có thể một cách tự nhiên dẫn đến kinh nghiệm học tập ở lĩnh vực khác.

* Nguyên tắc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí trẻ mầm non, đảm bảo nội dung học tập có ý nghĩa và gây đước hứng thú cho trẻ.

- Chương trình giáo dục hiện nay có thể gồm những nội dung do giáo viên chú động lập kế hoạch và tổ chúc thông qua hệ thống những hoạt động chung cả lớp (giờ học, các cuộc trò chuyện trao đổi và trẻ...) và cũng có thể cho trẻ tự khởi xướng, hay tự chọn lựa những hoạt động theo hứng thú, nhu cầu và vốn kinh nghiệm sống củaa mình. Người giáo viên mầm non cần đảm bảo tính cân đối về vai trò chủ động giữa cô và trẻ, nhằm tạo cho tre có cơ hội thể hiện và phát triển tính chú động, độc lập của mình trong các hoạt động.

- Giáo viên cần cung cấp cho trẻ các trải nghiệm hỗ trợ và mở rộng kiến thức, kĩ năng, hiểu biết và tính tự tin; giúp trẻ vượt qua bắt kì khó khăn nào.

* Nguyên tắc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin chú trọng đến các yếu tố vẽ đặc điểm của văn hoá địa phương, điều kiện học tập của vùng, miền.

- Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin chú trọng đến các yếu tố về đặc điểm của văn hoá địa phương, điều kiện học tập ở các vùng, miền, giúp cho việc đảm bảo chương trình giáo dục cho trẻ đuợc xây dụng trên vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trẻ, của cộng đồng xã hội, dảm bảo sự linh hoạt và thích ứng với nhu cầu và điều kiện khác nhau.

b. Các nguồn tìm kiêm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non:

* Các nguồn tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin qua mạng thông tin truyền thông và internet:

- Một số trang web hỗ trợ trong việc thiết kế các bài giảng điện tử : giaovien.net, dayho.cinter.org, mamnon.edu.vn.

- Một số trang web cho phép giáo viên tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như Google.com., Download. COITLVII...

- Một sổ trang web thông dụng hỗ trợ hình ảnh là:

+ http://www.vectormad11e35.com

+ http://www.iclipart.com

+ http://www.turbQmilk.com

+ http://www.crestDck.com

+ http://www.aUvector3.com

+ http://www.forde3igner.com

- Một sổ trang web thông dụng hỗ trợ tìm âm thanh là:

+ http://www.neosounds.com là trang về nhạc nền

Các trang vè tiếng đồ vật, tiếng kêu con vật là:

+ http://www.5omid-effect3-Iibrary.com

+ http://www.50undbible.com/5earch

* Các phần mềm khai thác, xử lí thông tin tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non.

- Phần mềm Window Movie Maker cho phép lầm giáo án như những đoạn phim.

- Chưong trinh phần mềm ACD SEE có thể sử dụng để chỉnh sửa hình ảnh, nghe nhạc, trình chiếu VIDEO SLIDE SHOW và tạo album ảnh.

- Chương trình phần mềm Aurora Media Workshop có thể sử dụng để xử lí hay chuyển hóa các tập tin về âm thanh hoặc đoạn phim với các chúc năng xử lí phim như: Convert File để chuyển đổi qua lại các định dạng của tập tin Join File, dùng để nổi các tập tin video lại với nhau; Split File dùng để cắt nhỏ các tập tin video...

- Ngoài ra còn rất nhiều những phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non như bộ office, Lesson Editor/Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kismas...

c. Các phương pháp tìm kiểm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tố chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non

* Tìm hiểu phướng pháp tìm kiếm, khai thác thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non( Hoạt động này chỉ tập trung trình bày việc tìm kiếm, khai thác, thông tin trên CD-ROM và mạng internet)

Truy cập trang web

Để truy cập trang web, ta phái sử dụng một chương trình đặc biệt được gọi là trình duyệt web. có nhiều trình duyệt web khác nhau, chẳng hạn như internet Explorer, Netscape Navigator, Mozilla Firefox...

Sau đây là một sô website cung cấp công cụ Search Engine:

+ http: / / www.google.com

+ http://www.altavista.com

+ http: / /www.infose ek.com

+ http://www.yahDO.com

+ http: / / www.msn.com.

Một vài lưu ý khi duyệt web:

- Xác định thông till tìm kiếm trên web.

- Những trang web thích hợp cho việc truy tìm thông tin.

- Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên web.

- Có thể mở nhiều cửa sổ cho mỗi trang web bằng cách chọn File -> New Windown hoặc Ctrl + N.

- Muốn mờ mỗi trang liên kết trong một cửa sổ mới, đưa con trỏ chuột đến vùng đánh dấu liên kết (con trỏ chuyển thành hình bàn tay) -> Nhấn Shift + chuột trái.

- Nên nhấn Stop để ngùng trang không muốn rồi mới chọn tiếp sang trang web khác.

Thao tác truy cập đến một trang web:

- Bước 1: Gọi chương trình duyệt web

- Bước 2: Nhập địa chỉ của trang web vào vị trí trên thanh địa chỉ (Address).

Tìm kiếm thông tin trên internet

Để truy cập đuợc các trang web chứa nội dung liên quan đến vấn đề mà mình quan tâm, ta có thể tiến hành theo hai phương án sau:

- Thao tác sử dụng máy tìm kiếm:

Bước 1: Khởi động trình duyệt web, sau đó gõ địa chỉ của website tương úng vào ô địa chỉ của trình duyệt-> nhấn phím Enter.

Bước 2: Xác định và nhập từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm vào ô Search.

Bước 3: Kích hoạt vào danh sách kết quả tìm kiếm để chuyển đến những trang web có thông tin liên quan đến từ khóa tìm kiếm.

Ta cũng có thể tùy chọn nguồn tìm kiếm bằng cách chọn:

+ Web: Tìm trên tất cả các website.

+ Những trang viết bằng tiếng Việt: chỉ tìm những trang web hiển thị nội dung bằng tiếng Việt.

- Phương pháp xác định từ khóa tìm kiếm:

Để tìm kiếm trước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Words) của thông tin muốn tìm kiếm. Nếu từ khoá không rõ ràng sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và khó chọn đuợc thông tin như mong muổn; còn nếu từ khoá quá dài, kết quả tìm kiếm có thể không có.

Ta cũng có thể sử dụng các phép toán như or, and... để biểu diễn nội dung cần tìm kiếm.

* Phương pháp xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

- Sao chép một đoạn văn bản từ các trang web

Bước 1: Lựa chọn đoạn vàn bản cần sao chép trên trang web.

Bước 2: Chọn lệnh Edit/Copy (hoặc nhấp chuột phải, chọn Copy hay nhấn tổ hợp phím Ctrl + C). Khi đó, đoạn văn bản đã lựa chọn được lưu vào bộ nhớ tạm (Clipboard) của máy tính.

Bước 3: Mở một hệ soạn thảo văn bản nào đó đang sử dụng để thiết kế bài giảng (chẳng hạn mở Microsoft Word, Microsoft PowerPoint hay chương trình Notepad của Windows...).

Bước 4: chọn lệnh Edit/Paste (hay nhấp chuột phải, chọn Paste hoặc nhái tổ hợp phím Ctrl + V).

Bước 5: Định dạng lại nội dung văn bản theo ý muốn (bao hàm cả định dạng kí tự, định dạng đoạn và chèn các đối tượng như hình ảnh, video...).

- Sao chép nội dung của cà một trang web

Bước 1: Mở trang web có nội dung ta cần khai thác.

Bước 2: Chọn lệnh File/Save (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S).

Bước 3: chọn vị trí (thư mục, ổ đĩa) sẽ lưu trữ trang web và đặt lại tên cho tệp tin (nếu cần). Ta có thể chọn định dạng lưu trữ file (ở mục Save as Type) và bảng mã chữ tiếng Việt. Kết thúc nhấp chuột vào nút Save để lưu trữ vào máy tính.

Bước 4: Thiết kế liên kết từ bài giảng đến tệp tin.

+ Bước 4.1: Tạo đối tượng chứa kết nối.

+ Bước 4.2: Chọn lệnh Insert/Hyperlĩnk.

Ta chọn đích kết nối là tệp tin rồi nhấp OK để xác định kết nổi.

- Sao chép một hình ảnh

+ Bước 1: Chọn hình ảnh cần sao chép.

+ Bước 2: chỉ chuột vào ảnh, nhấp chuột phải, sẽ hiện ra một bảng chọn các lệnh.

Nếu chọn lệnh chép ảnh (Copy) thì hình ảnh sẽ được lưu vào bộ nhớ tạm (Clipboard).

+ Bước 3: Đưa ảnh vào bài giảng; Mở giáo án (được thiết kế bởi một hệ soạn thảo nào đó), chọn vị trí cần chèn ảnh rồi chọn lệnh Edit/Paste.

* Một vài phần mềm xử lí thông tin

- Xử lí hình ảnh bằng chương trình Paint cùa Windows

- Xử lí thiết kế đoạn phim bằng chương trình Window Movie Maker

- Phần mêm Free video to JPG Converter

4. Quá trình vận dụng

* Sử dụng thông tin để xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Việc tổ chúc cho trẻ khám phá môi trưởng xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét âm thanh “thật”. Điều đỏ sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thúc một cách nhẹ nhàng, thỏa mãn được thắc mắc của trẻ.

Trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, với mỗi mẫu vật hay tranh ảnh, đều cần cho trẻ quan sát kĩ, cho tre đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu. Nắm rõ đặc điểm của vật, trẻ sẽ quan sát chúng dẽ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại tốt hơn. Trong hoạt động này, sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trục quan cỏ thể là tranh ảnh, mô hình, vật thật... Đồ dùng trục quan là yếu tổ không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ.

Cần chú ý không ỷ lại công nghệ thông tin để trẻ thụ động trước hoạt động mà cần tích hợp vào các hoạt động

* Sử dụng thông tin để xây dựng và tổ chức hoạt động cho Hoạt động làm quen với Toán

Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kĩ năng nhận biết, so sánh màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm... các sự vật hiện tượng.

* Sử dụng thông tin để xây dựng và tổ chức hoạt động tạo hình.

- Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rẩt cần thiết. Nó giúp trẻ củng cổ được kiến thúc về môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tượng, kỉ nàng quan sát, thẩm mĩ; dạy trẻ có kĩ năng vẽ, xé dán...

Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hòa trên máy vi tính sẽ thu hút sự chú ý cửa trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu; kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.

* Sử dụng thông tin để xây dựng và tổ chức hoạt động âm nhạc.

- Trong hoạt động cho trẻ nghe tiếng nhạc đoán tên bài hát và phương tiện có trong bài hát, ta kết hợp cho trẻ cùng mứa hát theo nhạc thể hiện xúc cảm của mình

* Sử dụng thông tin để xây dựng và tổ chức hoạt động ở góc học tập cho trẻ mầm non.

Ứng dụng thông tin vào trong dạy học ờ trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giở hoạt động chung và các hoạt động góc.

Việc cho trẻ tiếp cận với máy vi tính vào trong giờ hoạt động chung là hình thức rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoái mái, gần gũi vòi cuộc sổng thực, “học mà chơi, chơi mà học". Với các nguồn tư liệu tìm được, giáo viên lựa chọn để sắp xếp tại các góc để trẻ được lựa chọn, học tập nhiều lần ờ các góc khác nhau.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động không đơn thuần chỉ là giáo án điện tử được thiết kế bời chương trình Power Point mà đó còn bao gồm nhiều các phương tiện công nghệ thông tin khác như ti vi, đầu đĩa, mạng internet...Việc tạo môi trưởng cho trẻ làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm hiểu khám phá cũng không kém phần quan trọng qua các hoạt động ngoài giở và hoạt động góc

5. Kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế

.................................................

6. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)

- Nhà trường nên trang bị các thiết bị công nghệ đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu cho các khối lớp, mua các phần mềm trò chơi học tập và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng.

- Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet.

- Cần tổ chức nhiều tiết dạy mẫu có ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm trò chơi học tập để giáo viên học hỏi.

Người viết

Đánh giá bài viết
1 4.669
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm